---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Chuyết Công
----------------------------- Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội -----------------------------
● 拙 公; 1590-1644. Thiền sư Trung Quốc, thuộc tông Lâm Tế, pháp hệ thứ 34. Sư là người đầu tiên truyền tông này sang Việt Nam, miền Bắc. Sư quê ở Tiệm Sơn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Thuở nhở, Sư đã học thông sử sách và sau khi xuất gia tinh thông tam tạng kinh điển. Sau, Sư đến Thiền sư Tăng Ðà Ðà ở Nam Sơn và được vị này Ấn khả. Danh tiếng của Sư từ đây vang khắp mọi nơi. Sư đến kinh đô Thăng Long năm 1633, trụ tại chùa Khán Sơn, sau lại đến chùa Phật Tích ở huyện Tiên Du, tỉnh Hà Bắc hoằng pháp. Trong thời gian giáo hóa ở đây, Sư được Chúa Trịnh Tráng quí trọng, vua Lê Huyền Tông và các bậc công hầu cũng đều tôn kính. Môn đệ nổi danh kế thừa Sư là Thiền sư Minh Lương. Sắp tịch, Sư gọi chúng lại nói kệ:
瘦竹長松滴翠香。流風疏月度微涼 不知誰住原西寺。每日鐘聲送夕陽
Sấu trúc trường tùng trích thúy hương
Lưu phong sơ nguyệt độ vi lương
Bất tri thùy trụ Nguyên Tây tự
Mỗi nhật chung thanh tống tịch dương
*Tre gầy thông vót nước rơi thơm
Gió thoảng trăng non mát rờn rờn
Nguyên Tây ai ở người nào biết?
Mỗi chiều chuông nổi đuổi hoàng hôn.
Nói kệ xong, Sư bảo chúng: “Nếu ai động tâm khóc lóc thì không phải là đệ tử của ta”. Sau đó, Sư ngồi yên thị tịch, nhằm ngày rằm tháng 7 năm Giáp Thân, thọ 55 tuổi.
Giữ Giới Không Sát Sanh     NGẨNG ĐẦU GIẢI THÍCH KHÔNG BẰNG CÚI ĐẦU NHẬN LỖI     Tịnh Độ tông có truyền thừa Tổ vị không?     Chỉ tụng kinh, không hiểu ý nghĩa trong ấy thì có lợi ích hay không?     Phật giáo có đóng góp gì để hàn gắn lại của sự đổ vỡ gia đình?     Truyện tranh: Thập Đại Đệ Tử – A Na Luật     Bắt Chước Theo Sự Liễu Ngộ Của Đức Phật, Bạn Cũng Sẽ Không Tìm Thấy Niết Bàn     Lựa chọn minh sư như thế nào ?     Hương Xuân Trong Phong Vị Thiền     Vương Cần Chánh Và Qua A Kỷ     


















Pháp Ngữ
Cõi Ta Bà có tòa Cực Lạc,
Dòng sông mê biển giác chẳng xa,
Y theo giáo pháp Thích Ca
Tự nhiên bổn tánh Di Ðà phóng quang.
Ðạo mầu khắp hết đâu đâu,
Cứ trong sắc tướng tìm cầu mới ra.
Tuy sắc tướng nhưng mà vô tướng
Vô tướng từ hữu tướng mà ra...
Hữu, vô chung ở một nhà
Chẳng nên chấp hữu cùng là chấp vô.
Trong hữu tướng, lý vô ẩn đó,
Vô tướng mà tướng có ẩn trong.
Hữu, vô bước khỏi hai vòng,
Mới biết đạo lý không trong không ngoài.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,529,930