---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Tiểu Thừa - Đại Thừa
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Chữ “thừa” nghĩa là cỗ xe, là một thứ phương tiện chuyên chở; ở đây chỉ cho giáo pháp của Phật có thể đưa chúng sinh từ bờ si mê bên này đến bến giác ngộ bên kia. Theo truyền thống lâu đời, từ “tiểu thừa” được dùng để chỉ cho Thanh-văn thừa và Duyên-giác thừa, là hai cỗ xe nhỏ hẹp, sức chuyên chở yếu kém, có ý chỉ cho loại giáo pháp nông cạn, dễ nghe, dễ hiểu, dễ tu chứng, dành cho hạng chúng sinh có căn cơ thấp kém, chỉ có thể làm lợi cho chính mình, mục tiêu là tự dứt trừ phiền não và đạt được các quả vị giải thoát giác ngộ không trọn vẹn như A-la-hán và Bích-chi Phật. Từ “đại thừa” dùng để chỉ cho Bồ-tát thừa, là cỗ xe rộng lớn, chỉ cho giáo pháp cao sâu mầu nhiệm, khó nghe, khó hiểu, dành cho hạng chúng sinh có căn cơ cao trội, có ý chí cùng khả năng làm lợi mình và lợi người, thực hiện hạnh Bồ-tát, mục tiêu là độ cho mình lẫn cho chúng sinh cùng đạt được quả vị giác ngộ trọn vẹn là Phật.
Từ thời Phật tại thế cho đến đầu kỉ nguyên Tây lịch, hai danh từ “tiểu thừa” và “đại thừa” chưa thấy xuất hiện. Phật giáo trong thời kì Phật tại thế cho đến 100 năm sau ngày Phật nhập diệt, được gọi là “Phật giáo Nguyên-thỉ”; từ sau đó cho đến đầu kỉ nguyên được gọi là “Phật giáo Bộ-phái” (là thời kì mà Phật giáo bị phân chia thành nhiều bộ phái). Trong khoảng vài thế kỉ cuối cùng trước kỉ nguyên Tây lịch, ngoài giáo đoàn Tì-kheo ra, tại các địa phương ở Ấn-độ còn có các đoàn thể Phật tử tại gia được thành lập. Họ có lòng tin sâu sắc đối với Tam Bảo, và tin tưởng chắc chắn rằng tất cả chúng sinh đều có khả năng thành Phật; nhân đó, họ tự gọi các đoàn thể của họ là “Bồ-tát-đoàn”. Các Bồ-tát-đoàn này về sau đã lôi cuốn được quí vị trong giáo đoàn tì kheo tham gia. Dần dần họ biên tập và truyền tụng các kinh điển riêng (khác với tạng kinh A Hàm đương thời) như Bát Nhã, Pháp Hoa, Duy Ma Cật, Hoa Nghiêm, v.v..., hình thành nền “Phật giáo Đại-thừa”, xưng tán sự sống vĩnh cửu của chư Phật, nhấn mạnh tư tưởng “Trên cầu đạo giác ngộ, dưới cứu độ tất cả chúng sinh”, chủ trương tu tập một cách thực tiễn “Sáu pháp qua bờ” (lục độ ba la mật), chê trách Thanh-văn thừa chỉ cầu tự độ và chỉ tu tập theo các giáo pháp “bất liễu nghĩa” (không rốt ráo). Đó là giai đoạn Phật giáo trong mấy thế kỉ đầu Tây lịch. Sau khi nền Phật giáo Đại-thừa hưng khởi, giáo đoàn Đại-thừa bèn gọi nền Phật giáo Bộ-phái là “Tiểu-thừa”, hàm ý chê trách, và khuyên các hành giả Tiểu-thừa nên theo về Đại-thừa. Đối lại, Phật giáo Bộ-phái thì chê rằng, kinh điển Đại-thừa không phải do Phật nói, và giáo đoàn Đại-thừa không phải là Phật giáo. Từ đó, Tiểu thừa và Đại thừa trở thành hai thực thể đối nghịch trong lịch sử truyền bá và phát triển Phật giáo. – Phật giáo Tiểu-thừa truyền bá ra khỏi Ấn-độ còn được gọi là Phật giáo Nam-tông, hay Nam-truyền; và Đại-thừa thì gọi là Bắc-tông, hay Bắc-truyền.
Đáng lí, sự đối nghịch này đã không xảy ra thì tốt hơn. Vì thực ra, Tiểu thừa hay Đại thừa, chỉ là nói lên cái tình hình chuyển biến của tư tưởng Phật giáo theo nhu cầu phát triển của trí tuệ qua các giai đoạn lịch sử mà thôi. Ngày nay, Phật giáo không phải chỉ đóng khung trong các nước Tích-lan, Miến-điện, Thái-lan, hay Tây-tạng, Trung-hoa, Việt-nam, Nhật-bản, v.v... nữa, mà nó đang có mặt như ánh sáng mặt trời ở khắp năm châu bốn biển. Tinh thần tu học Phật pháp của con người hiện đại cũng không còn câu nệ vào Tiểu thừa hay Đại thừa nữa. Ngay như ở Việt-nam chẳng hạn, từ hơn một thế kỉ nay, Phật giáo Nam-tông đã song hành phát triển với Phật giáo Bắc-tông một cách chính thức và nhịp nhàng. Các quốc gia Tây phương gần đây đã và đang tiếp nhận nhiều dòng thác Phật học khác nhau đến từ Tây-tạng, Tích-lan, Trung-hoa, Đại-hàn, Việt-nam, Nhật-bản, Thái-lan, v.v... Cho nên, ý thức phân biệt cực đoan giữa Tiểu thừa và Đại thừa đã đến lúc phải được tẩy xóa khỏi tâm thức của người đệ tử Phật trong thời đại ngày nay. Trong cái nhìn mới, Phật giáo không có sự mâu thuẫn quyết liệt giữa Tiểu thừa và Đại thừa, mà chỉ có những pháp môn hành trì khác nhau dẫn đến những trình độ tu chứng khác nhau; chỉ có những sự phát tâm mạnh yếu khác nhau đưa đến những thành quả phụng sự lớn nhỏ khác nhau. Có chăng, là chỉ có một nền Phật giáo Nguyên-thỉ và một nền Phật giáo Phát-triển; mà nền Phật giáo Nguyên-thỉ luôn luôn là nền tảng căn bản cho nền Phật giáo Phát-triển.
Chả Giò Bắp Tươi     Quán tưởng cái chết     Khi Chồng Đòi Ly Hôn     Tụng Kinh cầu siêu có thật sự siêu hay không?     Rồi Cũng Sẽ Qua     Quẳng Tiền Xuống Sông     Phàm phu nếu không dùng phương tiện, làm sao đi đến chỗ?     Nếu Anh Yêu, Hãy Yêu Công Khai     Cộng Nghiệp     Chuyển Hóa Ngã Mạn     


















Pháp Ngữ
Ðêm dài cho kẻ thức,
Ðường dài cho kẻ mệt,
Luân hồi dài, kẻ ngu,
Không biết chơn diệu pháp.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,511,167