---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Bát Phước Điền
----------------------------- Phật Học Danh Số - Như Thọ - Nguyên Liên -----------------------------
● Bát phước điền là tám ruộng phước, nếu ai ra công gieo trồng thì sẽ thu được phước lợi
1) Khoán lộ nghĩa tỉnh: Nghĩa là đào giếng bên con đường xa, để giúp người qua lại có nước dùng
2) Kiến tạo kiều lương: Sửa tạo lập cầu nơi bến sông đường sá bị nghẽn lối để giúp người qua lại
3) Bình trị hiểm ải: San lấp và mở đường ở những nơi quanh co, hiểm trở chật chội
4) Hiếu dưỡng phụ mẫu: Hết sức phụng dưỡng thuận theo ý thích của cha mẹ, để báo đáp ân sinh thành khó nhọc
5) Cung kính Tam Bảo: Là cung kính qui y ba ngôi Phật, Pháp,Tăng, ba ngôi báu này đầy đủ công đức lớn, cứu độ khắp quần sanh, vượt lên bờ giác.
6) Cấp sự bệnh nhân: Người bệnh hoạn thân đủ các khổ, thật đáng thương xót nên cung cấp cho họ thuốc thang và đồ vật cần dùng, khiến thân của họ điều hòa an lạc
7) Cứu tế bần cùng: Là khơi động lòng thương xót đối với người bần cùng đang bị thiếu thốn đói rét bức bách, nên tùy theo khả năng của mình mà cung cấp cho họ được đầy đủ.
8) Thiết vô già hội: Già hội là cùng khắp, là lập đại hội cùng khắp khiến cho những kẻ hồn phách chìm đắm nương nhờ nơi từ lực của Tam Bảo đều được thoát ly đường khổ mà vượt lên đường lành. Trong Phạm Võng kinh (Bồ Tát giới kinh) dạy rằng trong tám phước điền, phước điền thăm nuôi bệnh là phước điền thứ nhất.
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 八福田 (Phạm Võng Kinh và Bồ Tát Giới Nghĩa Sớ)
Tám ruộng phước gồm Phật, thánh nhân, chư tăng là kính điền; Hòa thượng, A Xà Lê là những người sanh ra Pháp Thân của ta; cha, mẹ là người sanh ra nhục thân của ta là ân điền; người cứu giúp kẻ có bệnh là bệnh điền hay là bi điền. Tám hạng người này đều là ruộng trồng phước đức, nên gọi là điền. Nếu người nào, bằng hết sức mình, thờ phụng tám hạng người trên, cũng giống như ra làm ruộng, thì sẽ thu hoạch lợi ích.
Một, Phật Điền. Phật là tiếng Phạn, gọi đủ là Phật Đà, tiếng Hoa là Giác; vì giác ngộ đạo pháp hoàn toàn đầy đủ; quả vị tối thượng; so với thế gian và xuất thế gian, không ai sánh bằng; người hay cung kính, cúng dường, đâu phải chỉ được phước mà còn có thể diệt tất cả tội; nên gọi là phước điền. (Thế là trời, người. Xuất thế là Bồ Tát, Thinh Văn, Duyên Giác).
Hai, Thánh Nhân Điền. Vì Bồ Tát, Duyên Giác, Thinh Văn ra khỏi ba cõi, chứng ngộ thánh đạo, đầy đủ công đức, trí huệ vô lượng, người nào hay cung kính, cúng dường thì được phước lớn; nên gọi là Thánh Nhân Điền.
Ba, Tăng Điền. Tăng là tiến Phạn, gọi đủ là Tăng Già, tiếng Hoa là Hòa hợp chúng. Vì mọi người hòa đồng trong ăn, ở; cung kính, hòa thuận, không tranh cải; đó là đệ tử của Phật. Người nào hay cung kính, cúng dường chư Tăng thì được phước đức và lợi lạc; nên gọi là Tăng Điền.
Bốn, Hòa Thượng Điền. Hòa thượng, tiếng Phạn là Ô ba giá ca, ở nước Vu Điền dịch là Hòa thượng, tiếng Hoa là Lực sanh. Vì hòa thượng sanh ra và nuôi lớn Pháp Thân của ta nên ân đức rất nặng, người nào hay cung kính cúng dường thì được phước đức và lợi lạc; nên gọi là Hòa Thượng Điền.
Năm, A Xà Lê Điền. Xà lê là tiếng Phạn, gọi đủ là A Xà Lê, tiếng Hoa là Chánh hạnh, vì hay chỉnh đốn đạo hạnh của đệ tử, tức là thầy giáo thọ truyền giới,… Nhờ nương vào giới luật được Thiền Định, trí huệ phát sanh. Ân ấy nặng lắm, người nào hay cung kính cúng dường thì được phước đức, lợi lạc; nên gọi là Xà Lê Điền.
Sáu, Phụ Điền. Vì Cha là người đầu tiên cho mình cái hình hài, nên có đức của bậc sanh thành. Từ trẻ con cho đến lớn khôn, trải qua dạy bảo, nuôi dưỡng hết lòng, ân ấy vô cùng to lớn. Làm con phải hết sức cung phụng, nuôi nấng nghiêm đường, há còn lòng dạ nào cầu mong phước đức. Nếu thật sự tâm ta chí thành, lòng ta hiếu thảo thuần nhất, thì phước đức tự nhiên đến; nên gọi là Phụ Điền.
Bảy, Mẫu Điền. Vì Mẹ hoài thai bảo dưỡng từ đầu cho đến cho bú sửa, mớm cơm, nuôi nấng, giữ gìn bồng ẳm đến khi trưởng thành, bằng tấm lòng thương yêu với muôn vàn khó nhọc chỉ vì con. Ân ấy vô cùng to lớn. Làm con phải hết sức cung phụng,nuôi dưỡng từ mẫu, há còn lòng nào cầu mong phước đức. Nếu thật sự tâm ta chí thành, lòng ta hiếu thảo thuần nhất, thì tự nhiên phước đức đến; nên gọi là Mẫu Điền.
Tám, Bệnh Điền. Vì thấy người mắc bệnh, liền nghĩ đến sự khổ sở của họ, tận tâm cứu giúp, ban tặng thuốc thang thì được phước đức; đó gọi là Bệnh Điền.
Sự Tích Giới Luật – 178 Pháp Ba Dật Đề ( Đơn Đề ) – Phần 10     Đừng Thấy Người Ta Lùi Bước, Rồi Nghĩ Là Họ Thua     Cho biết thái độ Phật tử đối với việc xây dựng hòa bình?     TRẺ ĐƯỢC VIÊN THUỐC     Nhà Sư Và Con Bò Cạp     Có Những Món Quà Ngoài Ý Nghĩa Từ Thiện     Xin Thầy giải thích sự lợi ích giữa công đức và phước đức?     Công Án Là Gì?     Làm sao để người Phật tử bình thường có thể sống vô ngã?     Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa ( Phần 1 ) –     


















Pháp Ngữ
Thị phi tiếng rụng theo hoa sớm
Danh lợi lòng băng với bão đêm!
Mưa tạnh, hoa rơi, non vắng vẻ
Chim kêu xuân lại quá bên thềm.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,625,551