---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Pháp Loa
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Dharmśaṅkha (S).
----------------------------- Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội -----------------------------
● 1. Loa là vỏ con ốc, đem chế làm còi, thổi lên nghe rất xa. Phật pháp được diễn giảng như tiếng còi, nghe vang khắp mọi nơi.
2. Pháp Loa là pháp danh của một cao tăng đời Trần và là Tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm. Vị Tổ thứ nhất là vua Trần Nhân Tông. Tên tục của Pháp Loa là Đồng Kiên Cương, sinh năm Giáp Thân (1284), và mất năm 1330, người [tr.511] thôn Cửu La, nay là xã Đồng Tháp, huyện Nam Sách tỉnh Hải Hưng. Năm 21 tuổi, ông xuất gia theo học vua Trần Nhân Tông, lúc ấy cũng đã xuất gia, với pháp danh Giác Hoàng Điều Ngự. Năm 24 tuổi, ông được thầy truyền y bát và trở thành Tổ thứ hai của phái Thiền Trúc Lâm sau khi vua Trần Nhân Tông mất năm 1308. Năm ông 47 tuổi, ông lại truyền y bát cho học trò là Pháp sư Huyền Quang rồi tịch. Thái thượng hoàng Trần Minh Tông truy tặng ông danh hiệu là Tịnh Trí Tôn Giả. Về sự nghiệp văn chương, ông để lại hai cuốn sách là Đoạn sách lục, và Tham thiền chỉ yếu.
----------------------------- Từ Điển Thiền Tông Hán Việt - Hân Mẫn - Thông Thiền -----------------------------
● 法 螺. 1. Khí cụ của chùa Phật, dùng ốc biển chế thành để tấu nhạc. Minh Giác Ngữ Lục, q. 1 ghi:
“吹 大 法 螺 擊 大 法 鼓。朝 宰 臨 筵 如 何 即 是?
– Thổi đại pháp loa, đánh đại pháp cổ, các quan chức đến pháp hội như thế nào mới phải?”.
● 2. Thiền tăng đời Trần (1284-1330), thuộc dòng Trúc Lâm Yên Tử, tổ thứ 2, nối pháp Điều Ngự Giác Hoàng. Sư tên thực là Đồng Kiên Cương, sinh ngày mùng 7 tháng 5 năm Thiệu Bảo thứ 6 (1284), quê làng Cửu La, phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương, miền Bắc Việt Nam. Kệ thị tịch:
萬 緣 裁 斷 一 身 閒
四 十 餘 年 夢 幻 間
珍 重 諸 人 休 借 問
那 邊 風 月 更 邇 寬
“Vạn duyên tài đoạn nhất thân nhàn
Tứ thập dư niên mộng huyễn gian
Trân trọng chư nhân hưu tá vấn
Na biên phong nguyệt cánh man khoan”
“Muôn duyên cắt đứt, một thân nhàn
Hơn bốn mươi năm mộng đã tàn
Tạm biệt mọi người thôi chớ hỏi
Bên kia trăng gió rộng thênh thang”.
Đệ tử theo lời phó chúc của Sư, đem nhục thể lên nhập tháp tại Thanh Mai Sơn. Tác phẩm:
― Đoạn sách lục
― Tham thiền chỉ yếu (Thiền đạo yếu học?)
― Kim Cang đạo tràng Đà La Ni kinh
― Tán Pháp Hoa kinh khoa số
― Bát Nhã tâm kinh khoa
và một bài kệ thị tịch… Theo: Thiền Sư Việt Nam của HT. Thanh Từ.
Có cách nào khiến cho Tư Hoặc dễ đoạn trừ hay chăng?     An Sĩ Toàn Thư – Quyển Một – Khuyên Người Không Nên Giết Hại Vật Mạng Vào Những Dịp Lễ Mừng     Bồ tát là những vị đã chứng ngộ, rồi trở lại Ta Bà để độ chúng sanh phải không?     Dua Nịnh Trục Lợi     Chả Giò Rong Biển     Gỏi Cà Pháo Khô Bò     Hiểu & Thương     Silky Tofu Và Ham Chay Chưng Nước Tương Gừng     Đậu Hũ Xào Tứ Xuyên     Mở miệng nói đến tâm thì có cái ta rồi phải không?     


















Pháp Ngữ
Bỏ đai da sân hận đi
Bỏ cương luyến ái chớ hề vấn vương
Bỏ dây tà kiến lầm đường
Bỏ đồ phụ thuộc buộc ràng quẩn quanh
Bỏ đi cây trục vô minh
"Bốn Điều Chân Lý" thật tình hiểu ra
Con người giác ngộ tiến xa
Xứng danh tên gọi là Bà La Môn.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,924 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,189,484