---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Thất Chủng Lễ Phật
----------------------------- Pháp Số Căn Bản - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Bảy Loại Lạy Phật.
1. Lạy Phật với tâm ngã mạn (Ngã Mạn Lễ). Người lạy Phật, thấy người ta lạy thì mình cũng lạy, thân tuy lễ lạy nhưng trong lòng miễn cưỡng, tự cho mình là tài giỏi, không cung kính chí thành, không cảm nhận được Ân Đức sâu dầy của Phật, không xem Phật là bậc Đạo Sư cao cả của mình.
2. Lạy Phật với tâm cầu danh (Cầu Danh Lễ). Người lạy Phật chỉ vì muốn người ta khen ngợi mình là người siêng năng tu hành, chứ thực sự trong tâm không phải vì tưởng nhớ ân sâu của Phật, không vì thành tâm cúng dường mà lạy Phật.
3. Lạy Phật bằng cả thân tâm (Thân Tâm Lễ). Người lạy Phật, miệng niệm danh hiệu Phật, tâm quán tưởng hình tướng trang nghiêm tốt đẹp của Phật, không có tạp niệm nào khác, thân tâm đều chí thành tha thiết, cung kính cúng dường.
4. Lạy Phật bằng trí tuệ thanh tịnh (Phát Trí Thanh Tịnh Lễ). Người lạy Phật, tâm tuệ sáng suốt, đạt cảnh giới của Phật, trong ngoài thanh tịnh, thông suốt không chướng ngại; lạy một Đức Phật tức lạy tất cả chư Phật, lạy tất cả chư Phật tức lạy một Đức Phật; cho nên chỉ một lạy mà thông khắp pháp giới. Lạy Phật, lạy Pháp, lạy Tăng đều như vậy.
5. Lạy Phật với thân tâm thâm nhập khắp pháp giới (Biến Nhập Pháp Giới Lễ). Người lạy Phật, quán tưởng thân tâm mình xưa nay vốn không xa rời pháp giới, chư Phật vốn không xa rời tâm mình, tâm mình vốn không xa rời chư Phật, tánh tướng bình đẳng, không tăng không giảm. Nay lạy một Đức Phật, tức thông khắp chư Phật. Quán tưởng như thế thì công đức qui về pháp giới, mà diệu dụng vô biên.
6. Lạy Phật tánh nơi chính mình (Chánh Quán Tu Thành Lễ). Người lạy Phật, nhiếp tâm Chánh Niệm, đối trước thân Phật, cũng tức là lễ bái Phật tánh nơi chính mình.
7. Lạy Phật thật tướng bình đẳng (Thật Tướng Bình Đẳng Lễ). Người lạy Phật, tâm hoàn toàn bình đẳng, không thấy có Phật và có mình khác nhau, phàm và thánh là nhất như, thể dụng không hai.
Trong 7 loại lạy Phật ở trên, 2 loại đầu là lạy Phật với tâm bất chánh, gây lỗi lầm, người tu học Phật không nên lạy Phật cách như thế; còn 5 loại sau là những cách lạy Phật chân chính, nên tu tập thường xuyên, sẽ tạo được công đức vô biên.
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 種禮佛 ( Pháp Uyển Châu Lâm)
Vì tam tạng Lặc Na, người Thiên Trúc, thấy phong tục ở xứ này, không biết cách lễ Phật, nên dạy cho dân chúng bảy cách lễ Phật. Tuy thông thường gọi là lễ Phật, nhưng khi thực hành đúng, sai, cạn, sâu không giống nhau. Bởi muốn cho người ta biết rằng có hai cách lễ Phật sai là ngã mạn và cầu danh và năm cách lễ Phật đúng là đem cả thân tâm mà lễ. Từ cạn đến sâu, việc tu hành dần dần đem lại lợi ích; nên có bảy cách lễ Phật. (Tiếng Phạn là Lặc Na, gọi đủ là Lặc Na Ma Đề, tiếng Hoa là Bảo Ý, người trung Ấn Độ).
Một, Ngã Mạn Lễ. Người lễ Phật, thân tuy lễ bái, tâm không cung kính; bề ngoài tỏ ra cung kính, bên trong ôm lòng ngã mạn. Đó gọi là Ngã Mạn Lễ.
Hai, Cầu Danh Lễ. Còn gọi là Xướng Họa Lễ. Vì người lễ Phật, chỉ vì danh dự về việc tu hành của mình, làm bộ tỏ ra có oai nghi, thường thực hành lễ bái, nhưng thật ra không có tâm ân cần đúng mức. Đó gọi là cầu danh lễ, còn gọi là Xướng Họa Lễ. Nghĩa là tuy miệng xưng tụng tên Phật, nhưng tâm chạy theo và mong cầu ngoại cảnh; nên gọi là Xướng Họa Lễ.
Ba, Thân Tâm Lễ. Người lễ Phật, miệng xướng tên Phật, tâm nhớ đến tướng tốt của Phật, thân nghiệp siêng năng cung kính cúng dường, nhất tâm bất loạn. Đó gọi là Thân Tâm Lễ.
Bốn, Phát Trí Thanh Tịnh Lễ. Người lễ Phật tâm trí huệ sáng suốt lanh lẹ, thấu hiểu cảnh giới Phật, thanh tịnh cả trong lẫn ngoài, thông suốt không trở ngại. Khi lễ một Phật là lễ tất cả Phật và ngược lại. Vì Pháp Thân của chư Phật vốn dung thông, nên lễ một lạy thông suốt cả Pháp Giới. Lễ Phật như thế, lễ pháp, tăng cũng như thế; đó là Lễ Phát Sanh Trí Huệ Thanh Tịnh.
Năm, Biến Nhập Pháp Giới Lễ. Người lễ Phật, nghĩ rằng thân tâm của mình và các pháp, từ xưa đến nay, không xa lìa Pháp Giới; chư Phật không lìa tâm ta; tâm ta không xa lìa chư Phật; tánh, tướng bình đắng; không hề tăng, giảm. Nay ta lễ Phật tức là lễ khắp tất cả Phật, tựa như trong một căn nhà có treo trăm ngàn tấm kiếng, một người soi gương, trong tất cả kiếng đều có bóng. Không kiếng nào không soi, không ảnh nào không hiện. Chánh quán như thế thì công lao ấy qui về với Pháp Giới và đức dụng vô biên; đó gọi là Biến Nhập Pháp Giới Lễ.
Sáu, Chánh Quán Tu Thành Lễ. Người lễ Phật, nhiếp tâm chánh niệm, tuy đối trước thân Phật tức là tự lễ Phật thân của mình. Bởi tất cả chúng sanh, vốn có tánh giác, bình đẳng với Phật; vì chạy theo các duyên nhiễm ô, mê lầm bản tánh của chính mình, nhận thức sai về nó. Vì vậy, từ xưa đến nay, chưa từng cúng dường Phật Tánh của mình một cây đèn, một nén hương, hay dâng một lễ mọn. Nếu người nào trở về soi sáng bản giác của mình thì giải thoát, chắc chắn, có ngày. Kinh Duy Ma nói: Quán thật tướng của thân mình, quán Phật cũng như vậy; đó gọi là Chánh Quán Tu Thành Lễ.
Bảy, Thật Tướng Bình Đẳng Lễ. Người lễ Phật, trước đã đề cập trong chánh quán vẫn còn có đối tượng lễ và quán; tự, tha khác nhau. Nay trong một lễ không mình không người; phàm, thánh là một; thể, dụng không hai. Nếu còn thấy Phật đáng tôn kính thấy phàm đáng xem thường, hèn kém; khởi lên tâm này, tức là tà chấp. Kinh Kim Cang nói: Pháp ấy bình đẳng, không có cao hay thấp. Người lễ và đối tượng được lễ, cả hai tánh ấy đều vắng lặng. Đó gọi là Thật Tướng Bình Đẳng Lễ.
Bánh Bao Chay     Khuyên Người Cầu Con Nối Dõi     Bún Thái Chay     Học Làm Người     Thế nào là Thân Trung Ấm?     QUÊN VÀ NHỚ     Làm sao giữ tròn chữ hiếu giữa mẹ chồng và nàng dâu?     Cây Ăn Trái – Quả Bóng Đá – Bạn Bè – Trái Cây Trong Tay     Nghệ Sĩ Bần Tiện     Cúng Giỗ Cách Nào Là Hợp Lý Nhất?     


















Pháp Ngữ
Tu thiền trí tuệ phát sinh,
Bỏ thiền trí tuệ rời mình trôi ngay
Ai mà thông suốt điều này
Biết so lợi hại, dở hay đôi đường
Tự mình nỗ lực tăng cường
Thêm phần trí tuệ ngát hương thơm lành.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,923 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,170,606