---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Tâm
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Hadaya (S)
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Tự thân mỗi một chúng sinh, rõ ràng nhất là con người, gồm có hai phần chính: phần tinh thần và phần thể xác. Phần thể xác tức là phần sinh lí, được gọi là “thân”, hoàn toàn do vật chất cấu thành; phần tinh thần tức là phần tâm lí, được gọi là “tâm”, có tác dụng nhận biết, suy nghĩ, phân biệt, xét đoán, mong muốn, v.v... Theo thuật ngữ Phật học, trong “năm uẩn” tập hợp cấu tạo nên con người, thì phần thân thuộc uẩn sắc; còn phần tâm gồm bốn uẩn thọ, tưởng, hành và thức.
Tâm có 8 tác dụng (thuật ngữ Phật học gọi là tám thức), gồm: tác dụng chứa giữ (a-lại-da thức), tác dụng tư duy, lường đoán (mạt-na thức), tác dụng phân biệt rõ ràng (ý thức), tác dụng chạm biết (thân thức), tác dụng nếm biết (thiệt thức), tác dụng ngửi biết (tị thức), tác dụng nghe biết (nhĩ thức), và tác dụng thấy biết (nhãn thức). Với 8 tác dụng ấy, tâm luôn luôn chủ động trong mọi tư tưởng và nhận thức, cho nên 8 thức cũng được gọi chung là “tâm vương”. Khi tâm vương khởi tác dụng thì luôn luôn có các tác dụng phụ thuộc của nó khởi theo, như mừng, giận, ham muốn, hối hận, lo buồn, v.v...; thuật ngữ Phật học gọi các tác dụng phụ thuộc (của tâm vương) này là “tâm sở”.
Lại nữa, trong các kinh luận Phật giáo, phần tinh thần của con người đôi khi cũng được phân làm 3 phần với 3 tác dụng khác nhau, là: tâm, ý và thức. Tâm là chỉ cho thức a-lại-da, là bản thể của vạn pháp, có tác dụng chứa đựng tất cả chủng tử của vạn pháp, và phát sinh ra vạn pháp. Ý là chỉ cho thức mạt-na, có tác dụng suy nghĩ, tính toán, xét đoán. Thức là chỉ cho cả 6 thức trước (nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, và ý thức), có tác dụng phân biệt, nhận biết rõ ràng mọi cảnh vật.
Phật giáo chủ trương TÂM và VẬT cùng tồn tại, cùng liên quan mật thiết và cùng làm thành nhau; có tâm là có vật, không có một thứ thì cả hai đều không có, không có thứ nào tồn tại độc lập. Bởi vậy, không thể bảo Phật giáo là “duy tâm” hay “duy vật”; chỉ có điều, khi nói về tác dụng thực tiễn trong đời sống, thì Phật giáo luôn luôn nhấn mạnh tác dụng của TÂM là chủ động đối với vật, TÂM là chủ thể, cho nên Phật giáo mới bị coi là một thứ “duy tâm luận”.
----------------------------- Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội -----------------------------
● Trong đạo Phật, khái niệm Tâm được diễn đạt bằng nhiều danh từ khác nhau:
1. Trong thuyết ngũ uẩn (x. từ năm uẩn) thì sắc uẩn bao gồm tất cả các sắc pháp, còn thụ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn bao gồm tất cả tâm pháp. Đó là theo thuyết ngũ uẩn, một trong những thuyết xưa nhất và căn bản nhất của thì tất cả các hành động tâm lý không ở ngoài cảm thụ (Ph. Sensations), tưởng tượng, tri giác (Ph. Perceptions), hành dục (Ph. Voitions) và thức phân biệt, hay biết (Ph. Conscience discriminative).
2. Trong thuyết 12 nhân duyên, ở chi Danh sắc, danh đại biểu cho tâm pháp, sắc đại biểu cho sắc pháp. Vì sao gọi tâm pháp là danh? Bởi lẽ các tâm pháp không có hình tướng như sắc pháp, cho nên chỉ có thể dùng tên để gọi chúng mà thôi.
3. Trong tông Duy Thức, những hoạt động tâm lý được phân tích cặn kẽ hơn và được bao gồm trong hai nhóm hoạt động chính, nhóm tâm vương và nhóm tâm sở. Nói hoạt động của Tâm vương và Tâm sở theo Duy Thức tông, nói tất cả mọi hoạt động của tâm. Hoạt động của tâm vương là hoạt động chủ đạo. Hoạt động của tâm sở là hoạt động phụ thuộc của tâm vương. Vương, nghĩa là vua. Còn sở là sở hữu. Tâm sở có nghĩa là những pháp sở hữu của tâm vương. Duy Thức tông phân biệt có tám tâm vương và 51 tâm sở. Nói tóm lại, thứ nhất, đạo Phật không quan niệm tâm lý là một cái gì thuần nhất, giản đơn theo kiểu như khái niệm linh hồn… thứ hai, đạo Phật xem tâm pháp thuộc pháp hữu vi, nghĩa là những pháp sinh diệt, có tạo tác chứ không phải như khái niệm một linh hồn linh thiêng bất tử theo như một số tôn giáo khác quan niệm. Nếu định nghĩa tâm một cách khái quát nhất thì trong các kinh điển Phật giáo, chữ tâm thường được dùng theo sáu nghĩa:
1. Nhục đoàn tâm: quả tim vật chất, làm chức năng bơm máu đi khắp cơ thể.
2. Tập khởi tâm: tức là thức thứ 8 (đệ bát thức; S. Alaya vijnana), Hán dịch là Tạng thức (x. tạng thức) là toàn bộ tâm thức, cơ sở của mọi hoạt động tâm lí.
3. Tư lương tâm: Tư lương là đắn đo, suy nghĩ. Tâm thức tư lương là tâm thức thứ bảy (Mạt na thức). Tác dụng của nó là liên tục, không phút nghỉ dừng, chấp thức thứ tám (Tạng thức) là Ta (cái ta riêng biệt). Thức thứ bảy là khái niệm mà Tâm lý học phương Tây chưa từng biết. Vì tác dụng của nó là chấp ngã, cho nên nó là cơ sơ của những phiền não cơ bản xoay xung quanh cái Ta, ngư Ngã si (si mê về cái Ta), ngã kiến (thấy sai lầm có cái Ta riêng biệt), Ngã ái (đam mê yêu thương cái Ta), và Ngã mạn (đặt cái Ta cao hơn tất cả). Một từ khác dùng để chỉ tâm thức thứ bảy là Ý, chỉ tướng trạng của thức này là sinh diệt nối tiếp nhau không bao giờ bị gián đoạn (có bao giờ ta quên ta là ta đâu!). Đồng thời, thức thứ bảy là nơi nương tựa, nơi y chỉ của thức thứ sáu (ý thức) cho nên sách Phật cũng gọi thức thứ bảy là Ý căn (căn năng của ý thức).
4. Liễu biệt tâm: Ý thức và năm thức trước (nhãn thức, nhĩ thức, thiệt thức, tị thức, thân thức) có tác dụng duyên với ngoại cảnh bên ngoài và phân biệt nhận thức chúng.
5. Kiên thực tâm: chân tâm, cái tâm không hư vọng, đó là Phật tính, cái mầm mống giác ngộ vốn sẵn có trong mỗi chúng ta.
6. Tinh yếu tâm: như nói Bát nhã Ba la mật đa tâm kinh. Tâm ở đây nghĩa là cái tinh yếu, cái cốt lõi. Bộ kinh Bát nhã rất dài có đến 600 cuốn (Hán dịch) nhưng một cuốn kinh nhỏ là Bát nhã ba la mật đa tâm kinh đã thâu tóm được toàn bộ tinh hoa của bộ Bát nhã trong hai ba trang sách, cho nên gọi là Tâm kinh.
----------------------------- Từ Điển Việt - Pali - Sa Di Định Phúc -----------------------------
● Citta (trung), mana (nam) (trung)
BẠN SẼ PHẢN ỨNG THẾ NÀO KHI GẶP NGHỊCH CẢNH?     Tất cả mọi tầng lớp giai cấp làm sao tin một pháp môn mà tu?     Củ Sen Xào Tương Ớt     Hòa Thượng Thích Bửu Đăng (1904-1948)     Ragout Thập Cẩm     Mong Con Mạnh Khỏe     Sắp Chết Được Tăng Tuổi Thọ     Xá Lợi Là Gì     Cao Tăng Dị Truyện (Sau Nhị Tổ) – Huệ Tư     Phi Giáo Huấn     


















Pháp Ngữ
Ai hiểu cách sống cho vui vẻ,
Ðừng nên làm việc đẻ thêm cho.
Ai hiểu cách sống cho vui vẻ,
Ðừng quen trò việc bé xé to.
Ai hiểu cách sống cho vui vẻ,
Gặp việc to, thu bé cho xong.
Ai hiểu cách sống cho vui vẻ,
Việc nhỏ nhoi, coi nhẹ bằng không.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,502,765