---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Kim Cang Cửu Dụ
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 金剛九喻 (Kim Cang Kinh Luận Thích)
Kim Cang cửu dụ là chín ví dụ trong kinh Kim Cang. Kinh này có ba bản dịch:
01) Pháp Sư Cưu Ma La Thập, đời Diêu tần, dịch;
02) Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi, đời Ngụy, dịch;
03) Pháp Sư Chân Đế, đời Trần, dịch. Chín thứ ví dụ này nằm trong văn bản được dịch vào đời Ngụy. Đó là: Nhất hiết hữu vi pháp, như tinh, ế, đăng, ảo, lộ, bào, mộng, điện, vân, ưng tác như thị quán. Tất cả pháp hữu vi giống như tinh tú, vảy cá, ánh đèn, ảo ảnh, giọt móc, bọt nước, mộng cảnh, điện chớp, mây trời.
(Tiếng Phạn là Cưu Ma La Thập, tiếng Hoa là Đồng Thọ. Tiếng Phạn là Bồ Đề Lưu Chi, tiếng Hoa là Giác Hy).
Một, Tinh Dụ. Vì tinh tú đêm thì sáng láng, ngày mặt trời chiếu soi thì muôn sao đều dấu mình để ví dụ sự tối tăm của chúng sanh, vướng mắc vào các kiến thức rồi tự cho là sáng tỏ. Nếu dùng tâm chánh trí chiếu rọi vào thì các kiến thức ấy đều tiêu diệt. Luận nói: Ví như tinh tú bị ánh sáng mặt trời chiếu soi mà không hiện ra được, mặt trời trí Huệ Chiếu vào tâm và pháp cũng như thế.
Hai, Ế Dụ. Vì người có vảy cá trong mắt, thì hay thấy hoa đóm giữa hư không, để ví dụ chúng sanh bị Vô Minh che lấp và chướng ngại thì thấy tất cả cảnh giới vốn hư vọng của pháp hữu vi. Luận vân: Ví như mắt bị vảy cá thì thấy hoa đóm giữa hư không, chúng sanh thấy các pháp hữu vi cũng như thế.
Ba, Đăng Dụ. Vì đèn nhờ dầu mà cháy liên tục, để ví dụ vọng thức của chúng sanh nương vào tham ái cảnh giới mà liên tục sanh sanh không dứt. Luận nói: Ví như ánh sáng đèn, vọng thức của chúng sanh cũng như thế, nương vào tham ái các pháp mà hiện hữu.
Bốn, Ảo Dụ. Vì các việc do ảo thuật làm ra, không có mà bỗng nhiên có, thể vốn không thật có, đều do ảo sư làm ra vô số hình tướng, ví dụ sông núi, đất đai ở thế gian đều là ảo hóa hư vọng, chỉ vì do nghiệp cảm mê mờ của chúng sanh mà có vô số cảnh giới không thật. Luận nói: Ví như trò ảo thuật biểu diễn mọi thứ, cảnh giới nơi chốn cũng giống như vậy, vì thể của khí thế gian vốn không có thật.
Năm, Lộ Dụ. Vì hạt móc đọng trên cây, cỏ chẳng được bao lâu thì bị gió thổi rơi xuống đất, để ví dụ thân giả dối của chúng sanh, tuy là ở tạm cõi đời mà gió vô thường thổi rơi xuống không biết lúc nào, biến mất trong chốc lát.
Sáu, Bào Dụ. Bào là bọt nước. Vì bọt nước do ba yếu tố tụ điểm, nước và gió hợp lại thành, đểví dụ căn, cảnh, thức là ba pháp hòa hợp thành chúng sanhh, mà có thọ dụng cảnh khổ, vui. Luận nói: Ví như bọt nước và những thọ, dụng của chúng sanh cũng như thế, do ba pháp căn, cảnh, thức hợp thành.
(Căn, cảnh, thức là sáu căn, sáu trần, sáu thức tức là 18 giới).
Bảy, Mộng Dụ. Vì ban ngày duyên các cảnh thì ban đêm ngủ thấy mộng, vốn không có thật, chỉ nhờ tưởng tượng mà sanh ra, để ví dụ chúng sanh duyên những nhớ nghĩ ở quá khứ, tạo ra các việc, cảnh tuy đã mất, duyên tưởng thì còn. Bởi vì các pháp hữu vi, đều do vọng tưởng làm nên, cũng như cảnh trong mộng. Luận nói: Giống như cảnh trong mộng, các pháp ở quá khứ cũng y như thế.
Tám, Điện Dụ. Vì ánh sáng của điện chớp không tồn tại trong một Sát Na, để ví dụ tất cả các pháp hiện tại, giống như điện chớp giữa bầu trời, có đó bỗng nhiên mất đó. Luận nói: Ví như điện chớp, không tồn tại được một Sát Na, các pháp hiện tại cũng như thế.
(Tiếng Phạn là Sát Na, tiếng Hoa là Nhất Niệm).
Chín, Vân Dụ. Vì mây trời có thể làm mưa rơi, lại hay biến hiện không lường, để ví dụ thức A Lại Da chứa đựng các pháp của chúng sanh, có khả năng giữ gìn vô số cảnh giới tương lai, biến hiện bất định. Luận nói: Ví như bóng mây, các pháp ở tương lai, cũng như vậy đó; vì thức A Lại Da và tất cả pháp là căn bản Chủng Tử.
“Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”?     Hai Viên Gạch Xấu Xí     Bát nạn là gì?     Hành Trang Lên Đường     Người họ Điền     Theo thiền Tổ sư, khi kiến tánh đã được chứng quả ở trình độ nào?     Sự Tương Quan Giữa Mộng Và Thực     Thiền Trong Cuộc Sống     Nấm Rơm Chiên Giòn     Gõ Cửa Thiền – Vầng Trăng Không Thể Đánh Cắp     


















Pháp Ngữ
Dũng cảm có cỡ hẳn hoi,
Cỡ nhỏ không ngoài tức khí nổi xung.
Cỡ lớn để tạo anh hùng,
Thấy trái lễ nghĩa, đùng đùng ra tay.
Cỡ nhỏ phải nén nhịn ngay,
Cỡ lớn mỗi ngày đều phải phát huy.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,619,752