---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Thập Nhị Đầu Đà Hạnh
----------------------------- Pháp Số Căn Bản - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● 12 Hạnh Đầu Đà. “Đầu đà” là tiếng dịch âm từ Phạn ngữ “dhuta”, có nghĩa là trừ bỏ phiền não trần cấu. Đầu đà là một trong những phương pháp tu Khổ Hạnh, cho nên cũng được gọi là “hạnh đầu đà”, cốt để tôi luyện thân tâm, bằng cách diệt trừ lòng tham trước đối với ba vấn đề thiết yếu của đời sống hằng ngày là cơm nước, áo quần và chỗ ở. Chư vị tì kheo thường tu tập hạnh đầu đà, cho nên cũng còn được gọi là chư vị “đầu đà”. Trong sinh hoạt hằng ngày, người tu tập hạnh đầu đà phải chấp hành mười hai điều qui định – được gọi là 12 hạnh đầu đà – như sau:
1. Tránh xa chỗ đông đảo người đời, ở những nơi vắng vẻ, u tĩnh;
2. Ở giữa bãi tha ma, những nơi mồ mả;
3. Nghỉ ở gốc cây;
4. Ngồi ở những nơi trống trải, lộ thiên;
5. Ngồi nhiều nằm ít, hoặc chỉ ngồi suốt đêm mà không bao giờ nằm;
6. Thường đi xin ăn;
7. Đi xin ăn theo thứ lớp, lần lượt từ nhà này đến nhà khác, không phân biệt nhà giàu hay nhà nghèo;
8. Chỉ ăn một bữa mỗi ngày;
9. Ăn một bữa, nhưng chỉ ăn những gì xin được trong bát; và chỉ ăn vừa đủ, không ăn quá mức;
10. Ăn một bữa, vào buổi trưa, và sau bữa ăn đó thì không ăn một lần nào nữa; dù là nước gạo cũng không uống;
11. Mặc áo bằng những mảnh vải rách người ta bỏ đi, đem chắp vá lại;
12. Mỗi người chỉ được có ba chiếc áo, không được có nhiều hơn.
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 十二頭陀行 (Thập Nhị Đầu Đà Kinh)
Tiếng Phạn là Đầu Đà, tiếng Hoa là Đẩu Tẩu, nghĩa là có khả năng rủ sạch bụi dơ phiền não. Bởi Tỳ Kheo phải lìa xa sự ồn ào, bận bịu, không ưa trang sức đẹp đẽ, tâm dứt hết tham cầu, không còn kiêu mạn, cuộc sống thanh tịnh để cầu Đạo Vô Thượng chánh giác, nên mới có 12 thứ hạnh này đây.
Một, Trụ A Lan Nhã Xứ. Tiếng Phạn là A Lan Nhã, tiếng Hoa là Tịch Tịnh Xứ. Vì Tỳ Kheo phải ở chỗ yên lặng, vắng vẻ, thân lìa chỗ ồn ào, tâm xa dục trần, cắt đứt hết mội vướng mắc để cầu Đạo Vô Thượng. Đó là Hạnh Đầu Đà.
Hai, Thường Hành Khất Thực. Vì Tỳ Kheo xa lìa mọi tham cầu, không nhận lời mời cúng dường của người khác, thường đi xin ăn để nuôi sắc thân, giúp thành đạo nghiệp. Khi nhận được thức ăn cúng dường của đàn na, hoặc ngon hoặc dở, không khởi niệm phân biệt tăng giảm; kể cả khi không nhận được thức ăn cúng dường cũng không giận hờn, tâm luôn bình đẳng dù có hay không. Đó là Hạnh Đầu Đà.
Ba, Thứ Đệ Khất Thực. Khi Tỳ Kheo đi khất thực, không ưa thích món ngon, không xem thường chúng sanh, không chọn giàu nghèo, tâm luôn bình đẳng, tuần tự mà đi không hề phân biệt. Đó là Đầu Đà Hạnh.
Bốn, Nhất Thực. Vì Tỳ Kheo tu hành nên suy nghĩ thế này ta xin ăn một bữa còn trở ngại quá nhiều, huống còn có tiểu thực, hậu thực; nếu không làm hao tổn thì giờ cho mình thì mất nửa ngày cho công việc chuẩn bị, nấu nướng, đâu có thể nhất tâm hành đạo. Vì vậy dứt hết các bữa ăn khác, chỉ ăn một bữa đúng pháp mà thôi. Đó là Hạnh Đầu Đà.
Năm, Tiết Lượng Thực. Thức ăn vị Tỳ Kheo xin được phải chia ba phần: nếu thấy ai thiếu thốn thì cho họ một phần: lại có thể để một vắt cơm trên một tảng đá sạch cho cầm thú hay chim muông; nếu không gặp kẻ nghèo khổ cũng chỉ ăn hai phần ba phần mà thôi, phải để lại một phần không được ăn hết. Như thế thì thân thể được nhẹ nhàng và an ổn, dễ tiêu hóa, không mắc bệnh, phòng ngừa hao tổn đạo nghiệp, nên tiết thực là Hạnh Đầu Đà.
Sáu, Quá Trung Bất Ẩm Tương. Tương tức là nước trái cây, nước mật các loại. Vì Tỳ Kheo tu hành, đối với các thứ nước uống, nếu đã quá ngọ, thì không được uống. Nếu vị nào uống thì sẽ bị ghiền, mong muốn mãi không chán, không thể nhất tâm tu tập pháp lành. Do đó, quá ngọ không uống nước trái cây, nước sữa… trừ nước trong, nước trà, là Hạnh Đầu Đà vậy.
Bảy, Trước Tệ Nạp Y. Tỳ Kheo không ham mặc y phục đẹp, không cầu áo tốt, chỉ lượm những miếng vải cũ nát vứt bỏ, rồi giặt giũ cho sạch may thành phấn tảo y để ngăn che lúc trời lạnh lẽo mà thôi. Nếu vị nào ham y mới, tốt thì phải tìm tòi làm hao tổn đạo hạnh; còn có thể rù quến trộm cắp. Do vậy mặc áo phấn tảo, đó là Hạnh Đầu Đà.
Tám, Đản Tam Y. Ba y là ba áo ca sa: chín điều, bảy điều, năm điều. Vì Tỳ Kheo thiểu dục tri túc, áo là cốt để che thân, không nhiều không ít. Như người bạch y cất chứa vô số y phục, cho đến ngoại đạo tu khổ hạnh trần truồng không biết xấu hổ; hai trường hợp này đều không hợp với trung đạo. Vì vậy, đệ tử của Phật không theo hai cực đoan ấy mà chỉ có ba y là thích hợp. Đó là Hạnh Đầu Đà.
(Tiếng Phạn là Ca sa, tiếng Hoa là Bất Chánh Sắc. Nói chín điều, bảy điều, năm điều, đây là theo thứ lớp thượng, trung, hạ về áo ca sa).
Chín, Trủng Gian Tọa. Quán vô thường, khổ, không, đó là bước đầu tiên của Phật Pháp, có khả năng lánh xa, chán ghét ba cõi. Tỳ Kheo ở trong nghĩa trang, thường thấy thây ma, hôi hám, nhớp nhúa, lửa đốt, chim mổ thì ý tưởng về vô thường, bất tịnh dễ hình thành. Vì vậy ở nơi bãi tha ma là Hạnh Đầu Đà.
(Vô Thường là thân năm ấm cuối cùng tiêu hoại. Khổ là do thân này mà chịu khổ đau bức bách của sống và chết. Không là thân này do bốn đại giả hợp mà thành, chắc chắn là không thật có).
Mười, Thọ Hạ Tọa. Tỳ Kheo ở bãi tha ma mà không chứng đạo được thì phải đến dưới gốc cây, tư duy tìm tòi về lẽ đạo. Như khi Phật còn sanh thời: Thành đạo, chuyển pháp luân, nhập Niết Bàn đều ở dưới gốc cây. Vì nhân duyên như thế, cho nên Tỳ Kheo làm theo như Phật, ở dưới gốc cây là Hạnh Đầu Đà.
Mười một, Lộ Địa Tọa. Tỳ Kheo ở dưới gốc cây tựa như ở trong nhà, tàn cây che mưa nắng mát mẻ dễ chịu, nên sanh lòng lưu luyến; hoặc là lo mưa rơi thấm lạnh, chim chóc tè phải dơ người, độc trùng quấy phá. Suy tư như vậy, nên đến chỗ đất trống ở, thỏa ý vừa lòng, ánh trăng soi khắp, làm cho tâm xán lạn, dễ vào không định, nên đến chỗ đất trống ở là Hạnh Đầu Đà.
Mười hai, Đản Tọa Bất Ngọa. Trong bốn oai nghi của Tỳ Kheo thì ngồi là số Một, ăn dễ tiêu hóa, hơi thở điều hòa, dễ đi vào đạo. Nếu lười biếng, ngủ nghỉ, thì các giặc phiền não luôn rình rập xâm hại; nếu đi, nếu đứng tâm động khó nhiếp phục; cho nên Tỳ Kheo thương phải ngồi yên, lưng không dính chiếu là Hạnh Đầu Đà.
Xin Dược Giải Thích Về Sự Hồi Hướng Công Dức     Sự Tích Giới Luật – 178 Pháp Ba Dật Đề ( Đơn Đề ) – Phần 27     Sự Tích Giới Luật – 178 Pháp Ba Dật Đề ( Đơn Đề ) – Phần 33     Có Thể Thờ Bồ-Tát Địa Tạng Chung Với Các Vị Phật Khác     Tam bành lục tặc là gì?     Mục-Kiền-Liên Khước Từ Phụ Nữ     Xin Cho Biết Về Vị Trí Của Chùa Giác Lâm Ở Gia Định Trong Lịch Sử Phật Giáo Ở Đồng Bằng Nam Bộ Thế Kỷ XVIII – XIX     Bản Chất Thực Sự Của Thiền     Bồ Tát Thân Nai     Báo Cáo V/v Ấn Tống Kinh-Sách­ tháng 04/2017     


















Pháp Ngữ
Kẻ ngu thường muốn hư danh
Ngồi trong Tăng chúng muốn dành chỗ trên,
Trong Tăng viện muốn uy quyền,
Muốn người cung kính đến xin cúng dường.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,641,458