---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Thập Chủng Quỷ
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 十種鬼 (Lăng Nghiêm Kinh)
Một, Quái Quỷ. Loài quỷ này có nhân đời trước là tham lam nhiều, hay lấy những vật phi nghĩa, nên chịu quả báo này, trở lại nương gởi vào vật ấy như vàng, bạc, cây cỏ v. v… mà trở thành tinh quái núp trong những thứ này.
Hai, Bạt Quỷ. Loài quỷ này có nhân đời trước là dâm dục nhiều, bị Sắc Dục làm cho thân tâm rối loạn như gió mạnh đập vào vật nên chịu quả này; rồi trở lại gá vào gió và thành Bạt Quỷ.
(Bạt tức là hạn bạt: nắng hạn).
Ba, Mị Quỷ. Loài quỷ này có nhân kiếp trước nhiều gian dối, chỉ dựa vào gian dối lừa gạt người khác, nên chịu quả báo này; rồi nương dựa vào loài súc sanh trở thành tính chất, có thể lừa gạt người.
Bốn, Cổ Độc Quỷ. Loài quỷ này có nhân đời trước nhiều thù hằn, kết thành hờn giận trong tâm, ôm ấp điều ác không buông bỏ được, nên chịu quả báo này; mới nương vào loài vật ác độc biến thành tính chất như rắn, rít, độc trùng có thể giết hại người.
Năm, Lệ Quỷ. Loài quỷ này có nhân đời trước nhiều sân hận, tâm luôn nổi nóng, nên chịu quả báo này; gặp người thân mạng suy yếu, năm hạn vận liền nhập vào người ta, gây ra những đau khổ như các loại bệnh truyền nhiễm.
Sáu, Ngạ Quỷ. Loài quỷ này đời trước có nhân ngã mạn nhiều (kiêu ngạo), trong không có thật đức mà bụng rỗng lòng cao ngạo, làm nhục người, ngạo vật, nên chịu quả báo này; nhờ không khí làm thức ăn, không người cúng giỗ, luôn khốn khổ vì đói khát. Đó là Ngạ Quỷ.
Bảy, Yểm Quỷ. Loại quỷ này đời trước có nhân nói láo nhiều, thường ôm ấp mưu tính kỳ lạ, lừa gạt kẻ khác bằng cách tỏ ra bề ngoài có đức độ để lừa dối người, nên chịu quả báo này; nương vào chỗ tối tăm làm lầm lạc người ngủ say. Đó là Yếm (ếm) Ma.
Tám, Võng Lượng Quỷ. Loài quỷ này đời trước có nhân Tà Kiến. Sanh ra chấp trước sai lầm, cho mình đã giác ngộ sáng suốt, nên chịu quả báo này; là loài quỷ quái của cây, đá. Đó là Võng Lượng Quỷ.
Chín, Dịch Sử Quỷ. Loài quỷ này đời trước có nhân là nhiều oan uổng, lao tâm khổ tứ, thường làm việc bất chánh, hại người không có tội mắc tội, nên chịu quả báo này, gá nương cảnh có ánh sáng, mượn làm hình hài để làm các việc khuân vác cát đá. Đó là Dịch Sử Quỷ.
Mười, Truyền Tống Quỷ. Loài quỷ này đời trước hay kiện nhau, giấu giếm tội lỗi của mình, bị người kiện cáo, nên chịu tội này, nương gá vào người nói ra những điều cát hung, họa phước. Đó là Quỷ Truyền Tống.
Bầu Khìa Ngũ Vị     Phát Nguyện Và Hồi Hướng     NIỆM PHẬT CÓ 9 ĐIỀU THÙ THẮNG     Có công dụng gia trì hay không ?     Con Đường Hầm     Mặt Hồ Tĩnh Lặng – Nước Mưa – Nước Chảy     Sự Tích Giới Luật – 178 Pháp Ba Dật Đề ( Đơn Đề ) – Phần 23     Niệm Phật & Nhất Tâm     Bún Mọc Chay     Chơn Tình Yêu     


















Pháp Ngữ
Người không chịu học, chịu nghe
Giống như bò với trâu kia vô ngần,
Trâu bò lớn mạnh thịt gân
Nhưng mà trí tuệ trăm phần y nguyên
Nào đâu phát triển được thêm.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,617,467