---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Hoa Nghiêm Tông Thất Tổ
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 華嚴宗七祖 (Phật Tổ Thống Ký)
Một, Mã Minh Tôn Giả. Mã Minh là tổ 11 ở Ấn Độ, người nước Đông thiên trúc, khi nói pháp cảm động bầy ngựa kêu vang bi thảm, nên gọi là Mã Minh. Ngài dựa vào kinh Bách bổn Đại Thừa làm ra Luận khởi tín. Đó là sơ tổ.
Hai, Long Thọ Tôn Giả. Long thọ là tổ một ba ở Ấn Độ, dòng dõi Phạm Chí nước Nam thiên trúc. Sanh Ngài ở dưới gốc cây, nhờ vào long cung mà chứng được đạo, nên có hiệu là Long Thọ, giảng rõ ý nghĩa của Khởi Tín Luận. Đó là tổ thứ hai. (Tiếng Phạn là Phạm Chí, tiếng Hoa là Tịnh Duệ).
Ba, Pháp Sư Đế Tâm. Đế tâm là hiệu, họ là Đỗ, húy là Pháp Thuận. Người điếc, câm gặp Ngài thì nói, nghe được. Đường Thái Tông triệu Ngài vào cung, hỏi: Trẩm khổ tâm, mệt mỏi quá, thầy có thần lực gì trừ cho ta không? Ngài đáp: Đức của vua cai trị thiên hạ lớn biết chừng nào, bệnh xoàng có gì để lo. Chỉ cần bệ hạ ban lệnh đại xá cho tội nhân, thì long thể tự nhiên an ổn. Vua làm theo lời nói của Ngài, bệnh liền hết. Vua ban cho hiệu là Đế Tâm. Ngài làm ra quán môn Pháp Giới, chuyên hoằng dương Hoa Nghiêm. Đó là tổ thứ ba.
Bốn, Vân Hoa Pháp Sư. Vân hoa là tên chùa. Sư ở chùa ấy, nên có tên như vậy. Họ là Triệu, húy là Trí Nghiễm, chính tổ thứ ba truyền thọ cho pháp yếu. Ngài lại nhận Hiền Thủ dạy dỗ làm bậc đại hạnh. Đó là tổ thứ bốn.
Năm, Hiền Thủ Pháp Sư. Hiền Thủ là thụy hiệu, húy là Pháp Tạng. Ngài vốn là người Khang Cư. Đời Đương, hoàng hậu Võ Tắc Thiên triệu Ngài vào chùa Thái Nguyên thuyết giảng cảm ứng đến nỗi, luồng ánh sáng trắng từ miệng Ngài vọt ra, trong chốc lát tạo thành cái lọng. Mọi người thấy vậy đều vui mừng. Ngài được triệu đến điện Trường An, chỉ con sư tử bằng vàng đứng ở góc điện làm ví dụ để giảng về thể, dụng của Pháp Giới. Hoàng hậu Tắc Thiên lãnh hội được ý chỉ Kinh Hoa Nghiêm, bèn viết bài thuyết pháp ấy thành chương Kim sư tử. Đó là tổ thứ năm.
Sáu, Thanh Lương Pháp Sư. Thanh Lương là hiệu, họ là Hạ Hầu Thị, húy là Trừng Quán, người ở Cối Kê, làm ra Hoa Nghiêm Đại Sớ. Đời Đường, vào ngày lễ sinh nhật của vua Đức Tông, triệu Ngài vào nội điện, làm cho tâm vua trong sáng bằng pháp mầu nhiệm; do đó Ngài được ban hiệu Thanh Lương. Vua Hiến Tông hỏi Ngài về tông chỉ Hoa Nghiêm, khoát nhiên có chỗ sở đắc, nên vua ban thêm hiệu là Đại Thống Thanh Lương Quốc Sư. năm khai thành thứ ba, đời vua Văn Tông, Ngài thị tịch; trải qua chín triều đại, làm thầy cho bảy ông vua. Đó là tổ thứ sáu.
Bảy, Pháp Sư Khuê Phong. Khuê Phong là tên khác của núi Chung Nam. Sư ở tại núi này, nên có tên ấy. Sư họ Hà, húy là Tông Mật, người Quảng Châu. Tổ thứ sáu thường bảo Ngài rằng Tỳ Lô Hoa Tạng hay cùng ta đi đây đó, còn ông thì sao ? Vì thế, Khuê Phong làm các sớ Viên Giác, Hoa Nghiêm. Vua Văn Tông, đời Đường xuống chiếu hỏi Ngài về đại ý Phật Pháp và ban cho hiệu là Đại Đức. Đó là tổ thứ bảy. (Tiếng Phạn là Tỳ Lô, nói đủ là Tỳ Lô Giá Na, tiếng Hoa là Biến Nhất Thiết Xứ. Hoa Tạng tức là Hoa Tạng Thế Giới).
Tu Tịnh Độ Không Phải Chỉ Tụng Kinh Vô Lượng Thọ     Truyện Cổ Phật Giáo: “Bỏ Mứa Đồ Ăn” Có Tội Lớn Thế Nào?     Hòa Thượng Tế Xuyên – Thích Doãn Hài (1874-1958)     Khi tụng niệm cảm động rơi lệ có lỗi không?     Trì Chú Qua… Điện Thoại     Lão hòa thượng kể câu chuyện về 2 con ngựa     Công Đức Ăn Chay     Nghe Lời Thần Khuyên Được Sống     Thiền Sư, Luật Sư, Pháp Sư là gì?     Nguyện Lực Của Phật A Di Đà     




















































Pháp Ngữ
Có phúc thì mất của
Vô phúc thì hại thân


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,766,809