---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Như Lai Tạng Cửu Dụ
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 如來藏九喻 (Bảo tánh luận)
Như Lai Tạng tức là tâm địa thanh tịnh cội nguồn của chúng sanh, là quả đức của Pháp Thân chư Phật. Như Lai Tạng đầy đủ các pháp, bao hàm vạn tượng, chư Phật chứng được tạng tâm này mới đemđến lợi ích cho mọi loài được và ứng dụng của tâm ấy vô tận. Chúng sanh mê lầm tạng tâm này nên luôn bị Vô Minh Phiền Não làm trở ngại, quấy nhiễu và bị hoặc nghiệp trói buộc mới không chứng được tâm ấy. Phật bảo chúng sanh tu hành tất cả pháp lành, dứt trừ phiền não, Vô Minh để hiển lộ thể của Pháp Thân thanh tịnh Như Lai Tạng của chính mình; nên nói chín thứ thí dụ này.
(Không hiểu biết rành rẽ gọi là Vô Minh. Tối tăm, rối rắm đối với các pháp; buồn bực, rối loạn đối với tâm thần, nên gọi là phiền não).
Một, Nuy Hoa Phật Thân Dụ. Nuy là khô héo. Nuy hoa ví dụ Vô Minh, phiền não. Phật thân ví dụ Như Lai Tạng. Vì tất cả phiền não trong thân của chúng sanh là công đức trang nghiêm vốn có của tạng thân Như Lai, nhưng bị Vô Minh tham đắm che khuất nên không thể thấy được. Luận nói: Công đức trang nghiêm của Phật vốn ở trong đóa hoa khô héo, chính là ý này.
Hai, Nham Phong Thuần Mật Dụ. Nham phong ví dụ phiền não. Mật ví dụ Như Lai Tạng. Vì con Ong khi bị người ta đụng tới, thì nó đốt và nhả nọc độc ra làm cho đau nhứt. Người gặp phải cảnh khó chịu ấy, thì tâm sanh nóng giận và thương tổn. Bởi vì trong Như Lai Tạng của tất cả chúng sanh có đầy đủ pháp vị của công đức, nhưng bị Vô Minh, sân hận ràng buộc, không thể sử dụng pháp vị ấy được, giống như vì tham mật ong ngon ngọt kia mà bị bầy ong vây khốn, không thể nhắm được vị ngon của mật ấy. Luận nói: Vì vị mật ngon ngọt tuyệt hảo mà bị bầy ong vây khốn, chính là ý này.
Ba, Khang Lư Canh Mễ Dụ. Khang là cám; lư là trấu, ví dụ phiền não. Canh mễ (gạo lúa) ví dụ thể của Pháp Thân Như Lai Tạng. Vì thể của Pháp Thân Như Lai Tạng, ẩn trong Vô Minh, si mê của chúng sanh, không thể sử dụng được. Giống như lúa gạo vì ở trong cám trấu mà không thể ăn nó được. Luận nói: Hạt gạo ở trong vỏ trấu, không ai có thể sử dụng được, chính lày ý này.
Bốn, Phẩn Uế Chân Kim Dụ. Phẩn uế (phân dơ) ví dụ phiền não. Chân kim (vàng ròng) ví dụ Như Lai Tạng. Vì Pháp Thân vốn sạch; giống như vàng ròng bị phiền não (như phân dơ) che phủ và làm cho nhớp nhúa nên không thể sáng trong và sạch sẽ. Bởi tất cả chúng sanh trôi nổi trong ba cõi nên lầm lạc Như Lai Tạng tánh ở trong phiền não; giống như người rơi mất vàng ròng trong phân dơ. Luận nói: Như người đi đường xa, bỏ mất vàng ròng trong phân dơ, chính là ý này.
Năm, Bần Gia Bảo Tạng Dụ. Nhà nghèo ví dụ chúng sanh. Bảo tạng ví dụ Như Lai Tạng tánh. Vì Vô Minh Phiền Não ở trong thân của tất cả chúng sanh, mà còn có tánh Như Lai Tạng; giống như trong nhà người nghèo mà có kho chứa châu báo. Người nghèo tuy có kho châu báu mà bị đất vùi lấp nên không thể thấy. Chúng sanh cũng vậy, tuy có đầy đủ Pháp Thân, bị Vô Minh, phiền não che khuất, nên không thể hiển lộ. Luận nói: Ví như nhà người nghèo, trong đất có kho châu báu, chính là ý này.
Sáu, Am La Nội Thật Dụ. Am La Là tiếng Phạn, gọi đủ là Am Ma La, tiếng Hoa là Nại, tên một loại trái cây. Nội thật là cái hạt trong quả. Quả ví dụ phiền não, mê lầm. Nội thật ví dụ Chủng Tử (cái hạt) trong Như Lai Tạng. Vì chúng sanh ở trong phiền não, mê lầm nhưng có hạt Bồ Đề trong Như Lai Tạng, nằm yên bất động; giống như trong quả Am Ma La mà có cái hạt chứa ở trong. Luận nói: Như trong nhiều trái cây có mầm non không mục nát, chính là ý này.
Bảy, Tệ Y Kim Tượng Dụ. Tệ y tức là áo cũ rách ví dụ phiền não. Kim tượng tức là tượng Phật ví dụ Như Lai Tạng. Vì Pháp Thân thanh tịnh của Như Lai Tạng bị Vô Minh, dơ dáyche khuất, buộc ràng, và rơi vào trong đường sanh tử; ví dụ cái áo rách bẩn che lấp, phủ kín cái tượng bằng vàng ròng, vứt ra ngoài đường. Luận nói: Áo cũ phủ kín lên tượng bằng vàng vứt ở ngoài đường, chính là ý này.
Tám, Bần Nữ Quý Thai Dụ. Bần nữ ví dụ Vô Minh, phiền não. Quý thai tức là cô gái nghèo có bầu quý nhân ví dụ Như Lai Tạng. Vì tất cả chúng sanh ở trong Vô Minh, phiền não, mà có thể của Pháp Thân thanh tịnh, nhưng không thể thấy được như cô gái nghèo có bầu quý nhân, mà không tự biết. Luận nói: Ví như cô gái cô độc mà có bầu chuyển luân vương, chính là ý này.
Chín, Tiêu Mô Chú Tượng Dụ. Tiêu mô là dùng đất nung làm cái khuôn, ví dụ phiền não. Chú tượng là dùng vàng đúc thành tượng, ví dụ Như Lai Tạng. Vì Như Lai Tạng tánh ở trong chúng sanh mờ ám mê lầm, giống như nấu chảy vàng ròng rót vào khuôn đất đúc thành tượng, nhưng dường như không sao thấy rõ (hình dạng của tượng ấy). Luận nói: Giống như người nấu chảy vàng ròng rót vào khuôn đất để đúc tượng, chính là ý này.
Tu theo tông Thiên thai hay Duy thức phải đi từ tri phải không?     Chưa Hội Đủ Duyên Lành Thì Khoan Vội Xuất Gia     Ăn chay có thành Phật hay không?     Thọ Tỳ Kheo, có quy định không?     Làm Ðiều Nhân Con Vinh Hiển     Câu thoại thấy nhạt nhẽo?     Quan điểm của Phật giáo đối với địa vị nữ giới như thế nào ?     ĐÔI CHIM BỒ-CÂU     Phẫu Thuật Thẩm Mỹ Có Ảnh Hưởng Đến Vận Mệnh?     Người làm nghề săn bắn, ca hát, bán cả , đồ tể, bán rượu có thể tin Phật được không?     


















Pháp Ngữ
Gieo khổ đau cho người,
Mong cầu lạc cho mình,
Bị hận thù buộc ràng
Không sao thoát hận thù.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,516,319