---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Bách Pháp Ngũ Vi
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 百法五位 (Hiển Dương Thánh Giáo Luận)
Năm ngôi và 100 pháp là: Sắc pháp 11 Tâm pháp 8 Tâm Sở Pháp 51 Tâm Bất Tương Ưng Hành 24 Vô Vi Pháp sáu. Tổng cộng là 100 pháp.
Một, Sắc Pháp Vị. Sắc vì chất thể chướng ngại (đó là ý nghĩa của sắc). Sắc có 11 thứ: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp (pháp là cảnh của Ý Thức chọn lấy. Đầy đủ có bốn phần: Tâm Sở Pháp, Bất Tương Ưng Hành, Vô Vi, Vô Biểu Sắc. Nay nói cảnh đã bị Ý Thức chọn lấy, đó chính là Vô Biểu Sắc. Vô Biểu Sắc là Ý Thức duyên cảnh đã thấy ở quá khứ, tuy phân biệt rõ ràng, nhưng không có đối tượng biểu hiện, nên gọi là vô biểu. Tuy không có đối tượng biểu hiện, nhưng vướng mắc vào cảnh được duyên không quên, nên gọi là sắc).
Hai, Tâm Pháp Vị. Tâm pháp có tám thứ: Thức A Lại Da, nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, Ý Thức và thức thứ bảy. Tuy gọi là tám thứ thức, nhưng đều xuất phát từ tâm vương, nên gọi là Tâm Pháp vị.
Ba, Tâm Sở Hữu Pháp Vị. Tâm Sở Hữu Pháp có 51 thứ:
- Biến hành năm pháp:
01) Tác ý: (Tánh Cảnh giác, khi tâm chưa khởi lên; phát khởi mệnh lệnh, khi tâm đã khởi lên, chủ động hướng dẫn đến cảnh)
02) Xúc: là đối cảnh (đối tượng)
03) Thọ: là lãnh nhận cảnh (đối tượng)
04) Tưởng: chọn lấy bóng dáng của cảnh
05) Tư: khởi tâm tạo tác các nghiệp. Do năm pháp này khi khởi lên thì cùng khởi, nên gọi là biến hành. - Biệt cảnh năm pháp:
01) Dục: mong đợi cảnh vui vẻ, vừa ý.
02) Thắng giải: đối với nghĩa lý thấu hiểu rõ ràng, không bị trở ngại.
03) Niệm: Nhớ rất rõ, không quên.
04) Đẳng Trì: Xa lìa hôn mê (không tỉnh), lăn xăn (không điềm tĩnh) thì gọi là đẳng. Bắt tâm chuyên chú (định), không để tán loạn gọi là trì.
5) Huệ: chọn lựa gọi là huệ, có thể chọn, lựa giữa pháp thiện và ác. Do năm pháp này khi khởi lên thì mỗi thứ khởi lên riêng biệt, nên gọi là biệt cảnh. - Thiện có 11 pháp:
01) Tín: Rất yêu thích thiện pháp
02) Tàm: hổ thẹn với chính mình không có đức 03 Quý: xấu hổ làm hạnh ác
04) Vô Tham: đối với năm cảnh dục, sanh tâm chán ghét muốn xa lìa
05) Vô Sân: đối với cảnh tình trái lòng không khởi tâm giận dữ
06) Vô nghi: đối với sự, lý chắc chắn và hiểu rõ
07) Tinh tiến: đối với các pháp lành, siêng năng tu tập
08) Khinh An: xa lìa hôn mê và tán loạn
09) Bất Phóng Dật: đối với pháp bất thiện, tâm không đắm nhiễm
10) Xả: xa lìa vội vàng, hộp chộp
11) Bất Hại: đối với loài hữu tình không làm cho nó thiệt hại về tinh thần và thể xác - Phiền não có sáu pháp:
01) Tham: thâu gôm, giữ lấy không biết chán
02) Sân: giận dữ không thôi
03) Mạn: ỷ mình làm nhục người
04) Vô Minh: đối với sự, lý đều không thấu đạt
05) Kiến: tức là Tà Kiến
06) Nghi: do dự không cương quyết Do sáu thứ này đều pháp mê mờ, phiền muộn, gây rối Loạn Tâm thần, nên gọi là phiền não. - Tuỳ Phiền Não có 20 pháp:
01) Phẫn: giận lắm (không còn biết gì nữa)
02) Hận: hờn giận
03) Phú: làm cho người không biết lỗi của mình
04) Não: ngoại cảnh làm trái lòng, không thấy an ổn
05) Tật: ôm lòng ghen ghét
06) Xan: đối với của cải không thể Bố Thí
07) Cuống: gian manh không thành thật
08) Siểm: nịnh hót làm vui lòng người
09) Hại: gây tổn tHương Và phiền muộn loài hữu tình
10) Kiêu: khoe mình xem thường người
11) Vô Tàm: không biết xấu hổ
12) Vô Quý: làm điều bất thiện trong đen tối
13) Trạo Cử: trong tâm chao đảo, bất an
14) Hôn Trầm: tâm thần mê loạn
15) Bất tín: Tà Kiến, đa nghi
16) Giải đãi: thân, tâm lười nhác
17) Phóng dật: buông lung theo cảnh dục
18) Thất niệm: sót mất chánh niêm
19) Tán loạn: tâm luôn buông lung
20) Bất chánh tri: cho sai lầm là đúng đắn Do Tuỳ Phiền Não này đi theo sáu pháp phiền não ở trước mà khởi lên, nên gọi là Tuỳ Phiền Não.
- Pháp Bất Định có bốn: Ác tác: hoặc là tác ác sự (làm việc ác), sanh tâm hối hận, hoặc là không làm việc lành, sanh tâm hối hận, nên thuộc Pháp Bất Định,
Thuỳ miên: thần thức mờ tối, trong mộng thấy cảnh hoặc lành dữ, hoặc không lành không dữ, nên thuộc bất định pháp
Tầm: tức là ý niệm tìm tòi, suy nghĩ nổi lên trong tâm, ý niệm ấy có thể lành có thể ác, có thể không lành không ác, nên thuộc bất định.
Từ (dò xét): Dò xét ý niệm nổi lên trong tâm. Tâm tầm từ mà thô thì nổi (lên Ý Thức), tâm tầm từ mà tế thì chìm (sâu trong Ý Thức). Tâm này cũng có lành, dữ, không lành, không dữ, nên thuộc bất định pháp. Những pháp như thế, đều từ Chủng Tử trong thức A Lại Da sanh ra, nương tựa tâm mà khởi lên, cùng với tâm tương ưng chuyển biến. Đó gọi là ngôi Tâm Sở Hữu Pháp.
Bốn, Bất Tương Ưng Hành Vị.
- Bất Tương Ưng Hành vi có hai bốn thứ:
01) Đắc: đối với tất cả pháp tạo tác và thành tựu.
02) Mạng căn: Chủng Tử của thức thứ tám hơi thở ra vào và hơi ấm liên tục duy trì, không gián đoạn, thì mạng sống con người mới tồn tại.
03) Chúng đồng phận: Như loài người, hình tướng tương tự.
04) Dị sanh tánh: tánh viễn vông, sai lầm của chúng sanh không giống nhau.
05) Vô Tưởng Định: là định của ngoại đạo tu, vì tâm và tưởng đều tiêu mất.
06) Diệt Tận Định: Người được định này tâm thọ, tưởng đều tiêu mất, các thức không khởi lên.
07) Vô Tưởng Báo: Ngoại đạo tu vô tưởng định, khi chết theo quả báo sanh lên trời vô tưởng, sống đến 1000 đại kiếp ( theo luận A Tỳ Đàm ), tâm tưởng không vận hành, giống như nước đá bao bọc con cá.
08) Danh thân: Nương nơi sự mà lập ra danh, nhiều danh liên kết lại, nên gọi là danh thân.
09) Cú thân: Nhiều lời nói thành câu, nhiều câu liên kết lại
10) Văn thân: văn là chữ, nhiều chữ liên kết lại, nên gọi là văn thân.
11) Sanh: bắt đầu của các pháp.
12) Trụ: các pháp chưa dời đi
13) Lão: các pháp dần dần suy yếu
14) Vô Thường: trước có sau không
15) Lưu chuyển: nhân quả không ngừng, vì liên tục chuyển đổi
16) Định dị: Nhân, quả, lành, dữ không giống nhau
17) Tương ưng: Nhân, quả hoà hợp không sai trái nhau
18) Thế tốc: các pháp dời đổi miên tục, không đứng yên trong giây lát.
19) Thứ đệ: sắp xếp theo thứ tự.
20) Thời: là thời gian
21) Phương: nơi chốn
22) Số: số mục, con số
23) Hoà hợp: không chống đối nhau
24) Bất hoà hợp: chống đối nhau. Do hai bốn pháp này chỉ có tính giả thiết, không tương ưng cùng với với sắc, nên gọi là gọi Bất Tương Ưng Hành. (chỉ có tính giả thiết là chỉ có tên mà không có thực thể, nên không thuộc Tâm Pháp, cũng không thuộc Sắc Pháp)
Năm, Vô Vi Vị. Vô Vi Vị có sáu pháp:
Hư Không Vô Vi: Lý chân như, lìa xa chướng ngại, giống như hư không, không do gì làm ra.
Trạch Diệt Vô Vi: Trạch là kén chọn. Diệt là dứt hết. Dùng trí dứt mê lầm thì chân lý được hiển lộ, không có gì làm ra.
Phi Trạch Diệt Vô Vi: Không dùng trí dứt hết mê lầm. Tính vốn thanh tịnh, không do gì làm ra.
Bất động Vô Vi: Bất Động Địa tức là trời Tứ Thiền, do địa vị mà lập ra tên, vì trời này tu Thiền Định, không do gì làm ra.
Tưởng, Thọ Diệt Vô Vi: Tâm tưởng thọ diệt mất mà chân lý được hiển lộ, không do gì làm ra.
Chân Như Vô Vi: không sai lầm gọi là chân, không đổi khác gọi là như. Lý chân như, không do gì làm ra. Do sáu pháp này, thể vốn dung hợp như hư không, không do gì làm ra, nên gọi là Vô Vi vị.
Cao Tăng Dị Truyện (Sau Nhị Tổ) – Pháp Sư Tĩnh Ái     Phát Hành Kinh Sách, Tranh Tượng Phật Là Có Tội?     Nguyên Nhân Của Khổ     Địa Ngục Luôn Ở Cạnh Chúng Ta Nhưng Tất Cả Vẫn Không Hề Nhận Ra     Gõ Cửa Thiền – Lư Hương     Hòa Thượng Thích Tâm Giác (1917-1973)     Gã Bán Vải Trộm Vàng     Tại sao có nhiều tông phái khác nhau trong Phật giáo?     Sự Tích Giới Luật – 178 Pháp Ba Dật Đề ( Đơn Đề ) – Phần 30     Ta Kiếp Này & Kiếp Sau Là Một Hay Hai?     




















































Pháp Ngữ
Người nào tham ái dứt luôn
Do nhờ có trí không còn nghi nan
Đã mau chứng ngộ đạo vàng
Niềm vui bất tử Niết Bàn tiến nhanh
Bà La Môn thật xứng danh.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,689,183