---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Thất Bảo
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Sapta-ratnani (S), Sapta-ratna (S) Seven treasures.
● Bảy món báu: Kim, Ngân, Lưu Ly, Pha Lê, Xa Cừ, Xích Châu, Mã Não.
----------------------------- Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội -----------------------------
● Bảy thứ báu. Khi mô tả các cõi Phật, Kinh sách Phật thường mô tả nhà cửa, lâu đài xây dựng bằng bảy của báu: vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xà cừ, xích châu, mã não. Cũng có sách cung cấp một bản liệt kê khác: vàng, bạc, lưu ly, san hô, hổ phách, xà cừ, mã não. Văn học dân gian Việt Nam thường liệt kê bảy của báu: pha lê, xà cừ, hạt châu, ngọc, vàng, bạc, đồi mồi.
“Buồng riêng sửa chốn thanh nhàn,
Đặt giường thất bảo, vây màn bát tiên.”
(Truyện Kiều)
● Thất bảo là bảy món quí báu Trong A Di Đà Kinh, Đức Phật phán với Ngài Xá Lợi Phật rằng: Nơi cõi Cực Lạc, phía trên những ao thất bảo, thì có lầu các, đều bằng thất bảo hiệp thành, thất bảo đó là: 1. Kim 2. Ngân 3. Lưu ly 4. Pha lê 5. Xà cừ 6. Xích châu 7. Mã não Thất bảo này rất đẹp đẽ, nó nghiêm trang nơi quốc độ Cực Lạc ● Trong pháp bảo Đàn Kinh Tổ Huệ Năng có giảng rằng: Thất bảo ở cõi Cực lạc là bảy món của cải Thánh (thất Thánh tài) của nhà tu niệm: 1. Kim ( giới ) 2. Ngân ( tín ) 3. Lưu ly ( văn ) 4. Pha lê ( tàm ) 5. Xà cừ ( tấn ) 6. Xích châu ( huệ ) 7. Mã não ( xã ) Cho nên nhà tu niệm nên đắc bảy món Thánh tài ấy, còn hơn có được bảy món báo thế gian.
----------------------------- Phật Học Danh Số - Ns Đức Trí -----------------------------
● Thất bảo của vị Chuyển Luân Thánh Vương bao gồm:
1. Luân bảo: Xe báu dùng đi hàng phục thiên hạ
2. Tượng bảo: Voi báu
3. Mã bảo: Ngựa báu
4. Ma ni châu: Châu báu
5. Nữ bảo: Ngọc nữ ( bà vợ đẹp đẽ và hiền thục hơn hết )
6. Chủ tạng thần: Vị quan giữ kho tàng
7. Chủ binh thần: Vị quan giữ binh quyền .Vị Chuyển Luân Thánh Vướng mỗi khi ra đi thâu phục quốc độ nào đều có đem theo thất bảo ấy là binh tướng tùy tùng. Thất bảo của vị Chuyển Luân Thánh Vương có mô tả giảng rõ trong Kinh Đại Bát Niết Bàn ( quyển 12 )
----------------------------- Pháp Số Căn Bản - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Bảy Báu. Kinh luận Phật giáo thường nêu lên bảy vật báu dùng trang nghiêm các cõi tịnh độ, mà cũng là những thứ trân quí nhất của thế gian. Theo các kinh Trường A Hàm, A Di Đà, Luận Đại Trí Độ v. v..., bảy món báu đó gồm có vàng, bạc, lưu li, pha lê, xa cừ, mã não, và xích châu.
1. Vàng (kim, hay hoàng kim): Theo Luận Đại Trí Độ, vàng là do từ cát đá, đồng đỏ trong núi sinh ra. Vàng có bốn đặc điểm: màu sắc không biến đổi; thể chất không ô nhiễm; thay đổi hình trạng (từ vòng sang xuyến, sang tượng cốt, chén đĩa, v. v... ) không bị trở ngại; làm cho người ta trở nên giàu sang. Bốn đặc điểm này cũng có thể dùng làm tỉ dụ cho bốn đức Thường, Tịnh, Ngã và Lạc của pháp thân Phật. Cũng từ những ý nghĩa đó, thân của Phật tốt đẹp trang nghiêm vi diệu, nên được gọi là “kim thân”.
2. Bạc (ngân, hay bạch ngân): Theo Luận Đại Trí Độ, bạc là do từ đá cháy sinh ra. Vàng và bạc là hai loại quí kim mà mọi người đều biết; riêng trong Phật giáo, đôi khi chúng được dùng để chỉ cho các chốn già lam, như “kim địa”, “ngân địa”, v. v...
3. Lưu li (hay Tì lưu li): một loại đá ngọc màu xanh, ánh sáng trong suốt, là thần vật sinh từ thiên nhiên, không phải do người làm được. Tuy nhiên, cũng có thứ ngọc lưu li do người luyện thành, nhưng đó chỉ là loại ngọc giả mà thôi. Ngày xưa nước Tần (Trung Quốc) nổi tiếng có nhiều loại ngọc thiên nhiên; riêng ngọc lưu li này cũng có đến mười loại (màu): đỏ, hồng, trắng, đen, tím, vàng, xanh, lam nhạt, da trời, và lá cây.
4. Pha lê (tức Thủy tinh): Theo Luận Đại Trí Độ, hai loại lưu li và pha lê là do từ trong các hang núi sinh ra. Giá tuyết đóng băng, trải qua ngàn năm thì thành ngọc, gọi là pha lê (nghĩa là ngọc nước). Loại thủy tinh ngày nay thường dùng làm các vật gia dụng như li, chén, bình cắm hoa, v. v..., là do con người lấy cát chế biến ra, không phải là ngọc pha lê thiên nhiên nói trên.
5. Xa cừ: một loại ốc biển rất lớn, vỏ dầy và cứng. Mặt ngoài của vỏ có nhiều lằn sâu như khắc, mặt trong thì trắng, sáng như ngọc; cho nên được xem là một loại đá ngọc, và được chế biến thành các vật trang sức quí giá. Cũng có người gọi loại san-hô trắng là xa cừ. Nhưng, từ điển Từ Nguyên còn dẫn ở sách Nghệ Văn Loại Tụ của Trung Quốc, có điều mục nói rằng, xa cừ là một loại ngọc quí ở Tây-vực; và đó mới là một trong bảy món báu đề cập ở đây.
6. Xích châu (hay Xích chân châu): là một loại ngọc màu đỏ, do một loài sâu đỏ sinh ra. Theo Luận Đại Trí Độ, loại Chân châu này cực kì quí báu, không phải là San hô. Loại Chân châu thường thì có màu xám hoặc xám nhạt, nhưng loại Xích chân châu thì có ửng màu đỏ; nếu được loại màu thuần đỏ thì quí giá vô cùng, trên đời hiếm thấy.
7. Mã não: là loại ngọc quí màu xanh biếc, rất sáng; khác với loại mã não thường thấy, là loại đá có vân đỏ.
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 七寶 (Phiên Dịch Danh Nghĩa)
Bảy báu các kinh đề cập không giống nhau. Xưa nêu ra hai thứ; tên của hai thứ báu ấy giống mà tiếng Hoa, tiếng Phạn gọi không giống nhau. Nay dựa vào Phiên Dịch Danh Nghĩa cũng nêu ra hai thứ, đều có tên bằng tiếng Phạn và dùng tiếng Hoa giải thích.
Một, Tô Phạt La. Tiếng Phạn là Tô Phạt La, tiếng Hoa là kim (vàng). Đại Trí Độ Luận nói: Vàng lấy ra từ trong núi, đá, cát, đồng đỏ và có bốn đặc tính: sắc không đổi; không thể nhuộm; làm vật dụng khác dễ dàng; làm cho con người giàu có. Vì ý nghĩa ấy, nên gọi là vàng là bảo.
Hai, A Lộ Ba. Tiếng Phạn là A Lộ Ba, tiếng Hoa là ngân (bạc). Đại Trí Độ Luận nói: bạc ấy lấy ra từ trong đá đốt cháy, người đời gọi là bạch kim, cũng có bốn nghĩa giống như vàng đã nói ở trên; nên gọi là bảo.
Ba, Lưu Ly. Tiếng Phạn là Lưu Ly, tiếng Hoa là Thanh Sắc Bảo. Quán kinh sớ lại gọi là Phệ Lưu Ly da, tiếng Hoa là bất viễn. Vì ở Tây vức có ngọn núi cách thành Ba La Nại không xa (bất viễn). Báu vật này lấy từ núi ấy, nên đặt tên như vậy. Vật báu này có màu xanh, tất cả báu vật khác không thể làm hư hoại nó. Hình thể và màu sắc của nó rất cứng và trong sáng; ở đời ít ai có, nên gọi là bảo. (Tiếng Phạn là Ba La Nại, tiếng Hoa là Lộc Uyển).
Bốn, Pha Lê. Tiếng Phạn là pha lê, hoặc gọi là Cơ pha chi ca, tiếng Hoa là thuỷ ngọc, tức là ngọc xanh sẫm; hoặc gọi là thủy tinh, hình sắc trong bóng, ở đời ít ai có; nên gọi là bảo.
Năm, Mâu Bà Lạc Yết Lạp Bà. Tiếng Phạn là Mâu Bà Lạc Yết Lạp Bà, tiếng Hoa là Thanh Sắc Bảo (ngọc có sắc xanh và trắng), tức là xa cừ. Hình dạng giống như bánh xe, chung quanh màu trắng ngà. Thể của nó cứng, màu của nó sáng, ở đời ít người có; nên gọi là bảo.
Sáu, Ma La Ca Lệ. Tiếng Phạn là Ma La Ca Lệ, tiếng Hoa là mã não, có màu đỏ trắng, giống như mão của ngựa. Loại này có thể mài làm đồ dùng, ít có ở đời; nên gọi là bảo.
Bảy, Bát Ma La Già. Tiếng Phạn là Bát Ma La Già, tiếng Hoa là xích chân châu (châu màu đỏ). Phật Địa luận nói: sâu bọ có màu đỏ được sanh ra từ đây. Đại Trí Độ Luận nói: ngọc này từ trong bụng cá, trong nảo của con rắn. Sắc của nó long lanh trong sáng, rất là đẹp; nên gọi là bảo.
Cá Khóc Cảm Động Người     Quan điểm của Phật giáo đối với các hiện tượng thần bí như thế nào ?     Khắc Phục Nỗi Sợ Hãi?     Nếu không có Thượng Đế, Thiên đường và địa ngục do đâu mà có ?     Chuyện Vãng Sinh Của Thú Vật (tt)     Sự Khác Biệt Giữa Nghiệp Và Số Mệnh ?     Giải Thích Nhạc Trời, Mưa Hoa, Cây Bái, Lưới Báu     Bậc Thánh và phàm phu có phải hai thứ chăng?     Quả Báo     Hòa Thượng Giới Nghiêm (1921-1984)     



Tu sĩ: TT.Diệu Pháp Âm
Thể loại: Phim






[-] Dấu mục nghe pháp âm     [x] Tắt mục nghe pháp âm

















Pháp Ngữ
Quốc loạn tư lương tướng
Gia bần tư hiền thê.
(Nước nguy nhớ tướng tài năng
Nhà nghèo nhớ vợ đảm đang hiền lành.)


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,484,017