---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Đại Chúng Bộ
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Mahāsaṃghanikas (P), Mahā-saṃghika (S).
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Mahasanghika - dịch âm là Ma-ha-tăng-kì bộ. Theo các sách Đại Đường Tây Vực Kí, Tam Luận Huyền Nghĩa và Tông Luân Luận Thuật Kí, ngay trong kì kết tập kinh điển đầu tiên, ba tháng sau ngày đức Thế Tôn diệt độ, đã có hai nơi kết tập khác nhau, gọi là “Quật-nội” và “Quật-ngoại”. Ở Quật-nội, đa phần là chư vị tì kheo kì lão, gọi là “Thượng Tọa Bộ”; ở Quật-ngoại, đa phần là chư vị tì kheo niên thiếu, gọi là “Đại Chúng Bộ”. Tuy là có Quật-nội và Quật-ngoại, nhưng tăng chúng hai nơi vẫn hòa hợp, không có điều gì tranh luận, không có chủ trương riêng khác. Theo các bộ luật Thiện Kiến, Ngũ Phần và Tứ Phần, sau ngày Phật diệt độ 100 năm, do sự vận động của trưởng lão Da Xá, 700 vị tì kheo trưởng lão đã họp đại hội tại thành Tì-xá-li, trước khi khởi sự kết tập kinh điển kì 2, đã đồng thanh phủ quyết “mười việc” (liên quan đến giới luật) do nhóm tì kheo tộc Bạt-kì đề xướng (xem mục “Chi Tiết Về Kì Kết Tập Thứ Hai”); đó là “mười việc phi pháp”, rất nổi tiếng trong lịch sử Giáo hội Phật giáo. Từ đó mà giáo đoàn đã thực sự phân rẽ thành hai bộ phái căn bản: Quí vị trưởng lão quyết giữ y giới luật nguyên thỉ, chống lại “mười việc” của nhóm tì kheo tộc Bạt-kì, tập hợp thành Thượng Tọa Bộ; quí vị tì kheo có tinh thần cấp tiến, đông đảo hơn, tán đồng “mười việc” của nhóm tì kheo tộc Bạt-kì, tập hợp thành Đại Chúng Bộ; các sách sử gọi đây là cuộc “phân liệt căn bản” của Phật giáo. Sau đó lại nẩy sinh những xung đột ý kiến chung quanh năm giáo nghĩa mới, được gọi là “năm việc” (nhằm nêu lên tính chất bất toàn của quả vị A-la-hán), thì sự phân rẽ giữa Thượng Tọa Bộ và Đại Chúng Bộ mới trở nên quyết liệt. Hai bộ phái có chủ trương riêng rõ rệt, không thỏa hiệp.
Sự phân rẽ giữa hai bộ phái đã thật sự trở nên trầm trọng dưới thời đại vua A Dục. Hai bên đã li khai nhau và lập căn cứ hành đạo riêng. Đại Chúng Bộ đặt căn cứ tại hai nước Ma-kiệt-đà và Ương-già (Anga) ở vùng Trung-Ấn; sau tiến dần xuống Nam-Ấn, đặt cứ điểm tại Án-đạt-la (Andhara). Theo chủ trương của Đại Chúng Bộ, trước hết, tính chất của A-la-hán là bất toàn, vẫn còn nhân gian tính, vẫn còn tâm hoài nghi đối với thánh đế, chưa đạt đến tuệ giác siêu việt, bởi vậy, quả vị A-la-hán không phải là quả vị lí tưởng; chỉ có Phật mới đạt được tuệ giác siêu việt, rốt ráo giải thoát, và Phật quả mới là quả vị lí tưởng. Đại Chúng Bộ cho rằng, tất cả chư Phật là xuất thế gian; sắc thân, oai lực và thọ mạng của Phật là vô biên; tất cả lời Phật dạy đều là chuyển pháp luân, đều vì lợi ích chúng sanh, vì vậy, ngoài ba tạng Kinh Luật Luận, còn chấp nhận có Tạp tạng, Cấm Chú tạng và Bồ Tát tạng. Đại Chúng Bộ cũng rất kính ngưỡng công đức thanh tịnh thắng diệu và thệ nguyện độ sinh rộng lớn của hàng Bồ-tát. Theo Đại Chúng Bộ, các pháp quá khứ và vị lai đều không có thật thể, chỉ có pháp hiện tại là có thật; bởi vậy, gốc của vạn pháp là “không”, và “không” chính là Phật tánh, là niết bàn; tâm tính của con người xưa nay vốn thanh tịnh, nhưng vì phiền não vọng động làm cho nhiễm ô. Chúng ta có thể thấy, các tư tưởng này đã là tiền đề cho tư tưởng đại thừa về sau này.
Kinh điển truyền thừa của Đại Chúng Bộ, ngoại trừ Ba Tạng tiểu thừa, còn có cả các kinh Hoa Nghiêm, Niết Bàn, Thắng Man, Duy Ma, Kim Quang Minh, Bát Nhã (là những kinh điển đại thừa). Đại Chúng Bộ cũng cho rằng, trong Ba Tạng thì Kinh và Luật là phương tiện, tùy cơ, tùy lúc, tùy nơi mà nói; vì vậy, chỉ đặc biệt chú trọng Luận tạng, lấy sự tinh chuyên nghiên cứu tới chỗ sâu thẳm tột cùng của chánh trí làm pháp yếu. Nói cách khác, bộ này chủ trương phát huy trí tuệ, vì chỉ có trí tuệ mới tận diệt phiền não, chứng quả bồ đề một cách nhanh chóng.
Đến đầu thế kỉ thứ 2 Phật Lịch, từ Đại Chúng Bộ, có 3 bộ phái nhỏ được thành lập và tách riêng ra, đó là Nhất Thuyết Bộ, Thuyết Xuất Thế Bộ và Kê Dận Bộ. Đến giữa thế kỉ thứ 2 PL, một bộ phái nhỏ nữa là Đa Văn Bộ lại được thành lập và tách riêng ra khỏi Đại Chúng Bộ. Sau đó không lâu, lại thêm Thuyết Giả Bộ được thành lập và tách khỏi Đại Chúng Bộ. Đến cuối thế kỉ thứ 2 PL, Đại Chúng Bộ lại bị phân liệt một lần nữa thành 3 bộ phái: Chế Đa Sơn Bộ, Tây Sơn Trú Bộ và Bắc Sơn Trú Bộ. Tổng cộng, trong thế kỉ thứ 2 Phật Lịch, có tất cả 8 bộ phái nhỏ được thành lập và tách ra khỏi Đại Chúng Bộ. Như vậy, vào thời kì đó, trải qua bốn lần phân phái, và nếu kể luôn cả bộ phái gốc, Đại Chúng Bộ đã có tất cả là 9 bộ phái.
----------------------------- Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội -----------------------------
● S. Mahasanghika. Bộ phái lớn đầu tiên ra đời vào khoảng 100 năm sau khi Phật nhập diệt, bao gồm đại đa số tăng sĩ (vì vậy mà có tên là Đại chúng bộ), để phân biệt với Thượng Tọa bộ (S. Tharaveda), gồm một số ít hơn các bậc Trưởng lão. Đại chúng bộ chính là tiền thân của Đại thừa sau này, còn Thượng Tọa bộ là tiền thân của Tiểu thừa, tuy rằng, trong thời kỳ Phật giáo bộ phái chưa có phân biệt Đại thừa và Tiểu thừa.
Mâu Thuẫn     Đậu Hũ Xào Chua Ngọt     Đậu Phụ Cuộn Cơm Kiểu Nhật     Thế nào ấn chứng chơn tam muội?     Làm sao để cải tạo xã hội?     Cầu Siêu & Tạo Phước Để Hồi Hướng Cho Hương Linh     Đậu Hũ Chiên Hành     Sự Tích Giới Luật – 178 Pháp Ba Dật Đề ( Đơn Đề ) – Phần 11     Canh Bí Rợ Viên Chay Đặc Biệt     Trưởng Lão Hư Vân – Trăm Năm Hành Đạo     


















Pháp Ngữ
Lỗi người dễ thấy biết bao
Lỗi ta khó thấy ai nào muốn khui,
Lỗi người cứ cố phanh phui
Như tìm trấu lẫn trong nồi gạo kia
Lỗi ta lại dấu diếm đi
Tựa người săn bắn muốn che dấu mình
Hay như con bạc cố tình
Cờ gian bạc lận lưu manh dấu bài.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,633,619