---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Tạng Giáo Thất Giai
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 藏教七階 (Thiên Thai Tứ Giáo Nghi Tập Chú)
Tạng Giáo là ba Tạng Giáo kinh, luật, luận của Tiểu Thừa. Giai là giai cấp trước sau. Thứ lớp tu hành của Bồ Tát theo Tạng Giáo:
Một, Tứ Hoằng Thệ Nguyện. Hoằng là lớn. Thệ là sự bó buộc của tâm mình. Nguyện là mong cầu đầy đủ. Vì Bồ Tát từ mới phát tâm, quán sát bốn cảnh Tứ Đế, phát bốn thệ nguyện lớn: Một là người chưa vượt thoát đau khổ, khiến cho họ được độ; tức là chúng sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ. Đây quán cảnh Khổ Đế. Hai là người nào chưa giải thoát, khiến cho họ được giải thoát phiền não; tức là phiền não vô số thề nguyện dứt. Đây là quán sát cảnh của Tập Đế. Ba là người chưa an ổn, khiến cho được an ổn; tức là pháp môn vô lượng thề nguyện học. Đây là quán sát cảnh của Đạo đế. Bốn là người chưa chứng được Niết Bàn, khiến cho chứng được Niết Bàn; tức là Phật Đạo Vô Thượng thề nguyện thành. Đây là quán sát cảnh Diệt Đế.
Hai, Tam Kỳ Tu Lục Độ. Tam kỳ là ba A Tăng Kỳ Kiếp. Lục độ là Bố Thí, Trì Giới, Tinh Tấn, Thiền Định, trí tuệ. Độ là vượt. Vượt dòng sống chết, đến bờ Niết Bàn. Vì Bồ Tát đã phát tâm rồi, ắt phải tu hạnh Lục độ, mới hoàn tất bổn nguyện. Đó là ba A Tăng Kỳ Kiếp tu Lục Độ.
(Tiếng Phạn là A Tăng Kỳ Kiếp, tiếng Hoa là Vô số thời. một A Tăng Kỳ Kiếp là 1 và 47 số 0 tiếp theo).
Ba, Tam Bách Kiếp Chủng Tướng Hảo. Bách kiếp chủng tướng hảo là một tăng một giảm là một tiểu kiếp. Trải qua 20 lần tăng giảm là một trung kiếp. 80 lần tăng giảm là một đại kiếp. Vì Bố Tát, ở trong 100 kiếp, vun trồng các tướng tốt. Cứ 100 phước đức thành một tướng tốt. Như thế cho đến 32 tướng tốt đầy đủ và thân thể hoàn toàn thanh tịnh.
(Tuổi thọ của con người từ mười tuổi tăng đến tám vạn bốn ngàn tuổi, gọi là tăng kiếp). Một tăng một giảm như thế gọi là một tiểu kiếp 20 tiểu kiếp là một trung kiếp. 80 tiểu kiếp là đại kiếp).
Bốn, Lục Độ Tướng Mãn. Lục Độ Tướng Mãn là vì Bồ Tát tu hành tướng của Lục Độ đầy đủ. Như vua Thi tỳ lóc thịt từ thân mình cho chim ưng ăn, đó là Bố Thí vượt qua tất cả. Vua Phổ Minh bỏ nước để giữ đúng lời hứa, đó là giữ giới vượt qua tất cả. Tiên nhân Sạn Đề bị vua Ca Lợi cắt đứt thân thể, nhờ lòng từ bi nhận chịu mà tâm không khộng. Máu biến thành sửa, đó là Nhẫn Nhục vượt qua tất cả, Thái tử Đại thí tát cạn nước biển để tìm ngọc; tức là Tinh Tấn vượt qua tất cả. Xà Lê Thượng để chim sẻ làm tổ trên đầu; tức là Thiền Định vượt qua tất cả. Đại thần Cù Tần chia Diêm Phù Đề ra làm bảy phần thành, ấp, núi, sông bằng nhau, để không tranh cãi nữa; tức là trí tuệ vượt qua tất cả.
(Tiếng Phạn là Thi Tỳ, tiếng Hoa là Dữ: cho. Tiếng Phạn là Sạn Đề, tiếng Hoa là Nhẫn Nhục. Tiếng Phạn là Ca Lợi, tiếng Hoa là Ác Thế Vô Đạo. Xà Lê Thượng là tên của tiên nhân Loa Kế. Vị này tu chứng được bốn Thiền Định. Nhập hay xuất thiền trong vòng hơi thở, nên chim sẻ tưởng đó là cây, làm tổ, đẻ trứng trên đầu. Khi xuất định, muốn đi, sợ chim mẹ không tới được, liền vào định lại, chờ chim nở bay đi, mới ra định. Tiếng Phạn là Diêm Phù Đề, tiếng Hoa là Thắng Kim Châu)
Năm, Đâu Suất Giáng Sanh. Tiếng Phạn là Đâu Suất, tiếng Hoa là Tri Túc. Giáng sanh là Bồ Tát sắp đến nơi thay thế Phật, xuất thế độ sanh, thì từ trời Đâu Suất Giáng Sanh xuống thế gian. Đó gọi là Đâu Suất Giáng Sanh.
Sáu, Giáng Thần Xuất Gia. Vì Bồ Tát đã giáng thần và sanh ra từ bào thai, chán cái khổ sanh, lão, bệnh, tử, muốn xa lìa, nên cần xuất gia.
Bảy, Bồ Đề Thọ Hạ Thành Đạo. Vì Bồ Tát tự biết giờ thành đạo đã đến, ở dưới cây Bồ Đề phá các chúng ma. Ma Vương thua, quỷ binh chạy tán loạn, không dám trở lại. Bồ Tát ngồi yên bất động, và thành Phật. Đó là thành Phật dưới cội Bồ Đề.
Cúng Dường Pháp Bảo     Pháp niệm Phật có cho phép vào chùa không ?     Cận Du     VÌ SAO NGƯỜI TỐT LẠI KHÔNG ĐƯỢC PHÚC BÁO?     Xin hỏi thế nào gọi là ‘Hoàn thọ sanh trái’? (trả nợ thọ sanh)     Có Thể Hiểu Đấng Sáng Tạo Là Đức Phật Không     Cao Tăng Dị Truyện – An Thế Cao     Cải Thảo Nấm Bào Ngư     Sự Tích Giới Luật – 178 Pháp Ba Dật Đề ( Đơn Đề ) – Phần 5     Gián Tiếp Sát Sanh     


















Pháp Ngữ
Không phải vì nói nhiều,
Mới xứng danh bậc trí.
An ổn, không oán sợ.
Thật đáng gọi bậc Trí.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,512,663