---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Khổ
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Duḥkha (S), Dukkha (P).
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Là cảm thọ khó chịu, là trạng thái khổ não bức bách thân tâm. Khổ và vui là hai trạng thái đối đãi nhau cùng tồn tại: khi tiếp xúc với một đối tượng hợp ý thì tâm cảm thấy vui; khi tiếp xúc với một đối tượng nghịch ý thì tâm cảm thấy khổ. “Khổ” là một sự thật (chân lí) trong Bốn Sự Thật (tứ đế), là bài pháp đầu tiên đức Phật đã khai thị cho nhân gian sau khi Ngài thành đạo. “Tất cả hành đều là khổ” (nhất thiết hành giai khổ) là một trong các tư tưởng căn bản của đạo Phật. Khổ có nhiều thứ, và có nhiều cách phân loại:
1. Hai khổ (nhị khổ):
1) Khổ bên trong (nội khổ), tức khổ do ở tự thân, có hai loại: mọi tật bệnh làm cho thân khổ; lo âu, phiền muộn, ghen ghét, hận thù, v.v... làm cho tâm khổ.
2) Khổ ở ngoài (ngoại khổ), cũng có hai loại: một là trộm cướp, giặc giã, ác thú, v.v... làm hại; hai là gió, mưa, lạnh, nóng, v.v... gây tai họa.
2. Ba khổ (tam khổ):
1) Khổ khổ: tức là cái khổ (đối tượng không hợp ý) làm cho khổ, nhiều nỗi khổ chồng chất lên nhau. Thân tâm con người vốn đã là khổ, lại còn bị vô vàn nỗi khổ khác (như bệnh tật, đói khát, gió bão, mưa lụt, giá lạnh, nóng bức, hiếp đáp, lăng nhục, hành hạ, chiến tranh, v.v...) làm cho khổ thêm; cho nên gọi là “khổ khổ”.
2) Hoại khổ: tức là sự hoại diệt làm cho khổ. Những người ta thương yêu mà mất đi, những vật ta ưa chuộng mà hư nát, đều làm cho ta đau khổ. Những thú vui, lúc ta đang hưởng thụ thì cảm thấy rất vui, nhưng khi những thú vui ấy tàn thì ta thấy tiếc nuối, nhớ nhung, buồn phiền, đau khổ. Ngay như bốn yếu tố (đất, nước, gió, lửa) trong thân ta, lúc không được điều hòa, cũng làm ta đau khổ. Những nỗi khổ như thế gọi là “hoại khổ”.
3) Hành khổ: Chữ “hành” ở đây có nghĩa là sự trôi chảy, biến đổi và sinh diệt của vạn vật. Mọi pháp hữu vi trong vũ trụ đều do duyên sinh, luôn luôn trôi chảy, trải qua quá khứ, hiện tại và vị lai, không có giây phút nào được yên ổn. Bản chất của vạn pháp vốn là vô thường, không có tự ngã, luôn luôn biến đổi, sinh diệt, không chân thật. Điều đó làm cho ai thấy cũng sinh buồn phiền đau khổ, đó là “hành khổ”. Ngoài ra, còn có hai thuyết khác nói về ba khổ: Một thuyết nói rằng, những nỗi khổ do chính thân tâm mình gây ra, gọi là “y nội khổ” (khổ từ bên trong mình); những nỗi khổ do người và vật gây hại cho mình, gọi là “y ngoại khổ” (khổ từ ngoại giới gây nên); những nỗi khổ về gió, tuyết, lũ, hạn, gọi là “y thiên khổ” (khổ do thiên nhiên). Một thuyết nói rằng, tất cả chúng sinh đều có ba sự khổ về thân là già, bệnh và chết; ba sự khổ về tâm là tham, sân và si; và ba sự khổ chờ sẵn cho đời sau là địa ngục, ngạ quỉ và súc sinh.
3. Bốn khổ (tứ khổ): gồm sinh, già, bệnh và chết.
4. Năm khổ (ngũ khổ): khổ của các cõi trời, khổ của loài người, khổ của loài súc-sinh, khổ của loài ngạ-quỉ, khổ của chốn địa-ngục.
5. Tám khổ (bát khổ): gồm sinh, già, bệnh, chết, yêu thương phải chia lìa, oán thù phải sống chung, mong cầu mà không toại ý, và năm ấm sinh trưởng quá mạnh.
6. Mười loại khổ (thập khộ): gồm sinh, già, bệnh, chết, buồn rầu, oán hận, khổ thọ, lo lắng, bực tức, và lưu chuyển trong sinh tử.
7. Một trăm loại khổ (bách khổ): 25 hữu (tức ba cõi) đều có 4 tướng hữu vi là sinh, trụ, dị, và diệt. Sinh trụ dị diệt tức là vô thường, mà vô thường là khổ; cho nên tổng cộng có tất cả là một trăm sự khổ.
Khổ hạnh: Từ “khổ hạnh” nguyên được dùng để chủ yếu chỉ cho các cách tu tập của các giáo phái ngoại đạo ở Ấn-độ, hành hạ thân xác với mục đích sẽ được sinh lên các cõi trời. Cách tu khổ hạnh ấy rất nhiều, nhưng có 6 cách thường được kinh điển nói tới nhiều nhất:
1) Không ăn uống, hoặc chỉ ăn rất ít, cốt giữ cho thân xác luôn luôn chịu đói khát.
2) Thường trầm mình trong vũng nước thật lạnh, cốt giữ cho thân xác luôn luôn chịu lạnh cóng.
3) Thường ngồi trên ngọn lửa, cốt giữ cho thân xác luôn luôn chịu nóng bỏng, gần như bị đốt cháy.
4) Thường ngồi trần truồng nơi chỗ đất trống, cốt giữ cho thân xác luôn luôn phải chịu đựng nắng mưa nóng lạnh.
5) Thường ở những nơi có nhiều mồ mả, những khu rừng có nhiều xác chết, không nói năng với ai, giữ mình luôn luôn vắng lặng.
6) Giữ giới trâu, giới chó, vì nhnữg người này cho rằng, kiếp trước của họ là trâu, là chó, cho nên kiếp này họ chỉ ăn cỏ, ăn đồ dơ; và cũng như các cách tu trên kia, họ làm như vậy với mục đích để được sinh lên các cõi trời.
Đức Thích Ca Mâu Ni trước khi thành đạo, cũng đã từng theo họ tu khổ hạnh như vậy. Ngài đã từng mỗi ngày chỉ ăn một hạt mè hay một hạt bắp; đã từng nín thở để phải chịu những cơn đau đớn của xác thân, v.v..., trải qua thời gian dài mà chẳng thấy đạt được kết quả giải thoát như Ngài mong muốn. Cuối cùng thì Ngài nhận ra tu khổ hạnh không phải là con đường chân chánh, không giải thoát sinh tử, nên Ngài phải bỏ pháp tu khổ hạnh, chấm dứt việc tự hành hạ thân xác một cách cực đoan, khắc nghiệt như ngoại đạo chủ trương, chọn lấy con đường trung đạo; từ đó mà Ngài thành bậc Tối Chánh Giác.
Trong Phật giáo cũng có pháp tu khổ hạnh, nhưng phương pháp và mục đích thì hoàn toàn khác với các lối tu khổ hạnh của ngoại đạo. Pháp tu khổ hạnh trong Phật giáo là đoạn trừ các thèm muốn của xác thân, sống tri túc, cần khổ tu hành, làm những việc mà xác thân khó có thể chịu đựng nổi, với mục đích là giải thoát sinh tử luân hồi. Trong kinh điển từng ghi chép nhiều hạnh tu gian khổ của đức Phật trong những tiền kiếp trong thời kì Ngài còn tu tập hạnh Bồ-tát. Ngài đã từng làm những việc vô cùng khó khăn mà bất cứ ai trên thế gian cũng không thể có đủ dũng lực để làm. Những hành động như tự cắt đầu mình, lấy tủy não, móc mắt, lóc da, cắt thịt, chặt tay chân mình, gieo mình xuống hố sâu, v.v... để bố thí cho người, cho thú vật..., đều là những hành động mà chỉ có những bậc Đại Nhân với chí nguyện tu hành bền vững, đầy đủ các đức từ bi, trí tuệ, dũng mãnh mới làm nổi; và đó đều là những hạnh tu khổ hạnh của hàng Bồ-tát mà mục đích là nhất tâm cầu đạo Giác Ngộ Giải Thoát và cứu độ chúng sinh.
----------------------------- Từ Điển Việt - Pali - Sa Di Định Phúc -----------------------------
● Santāpeti (saṃ + tap + e)
Coi rất nhiều sách Phật, xin hỏi như vậy có gây chướng ngại cho sự tu học của mình hay không?     Hồi Hương     Mưa Hoa     Nghệ Thuật Bắt Ve     ĐỂ DÀNH SỮA     Một Nụ Cười Trong Cuộc Đời Của Ông     Sự Tích Giới Luật – 178 Pháp Ba Dật Đề ( Đơn Đề ) – Phần 32     Cùng Một Quan Niệm – Khác Biệt Quan Điểm     Con Trâu – Con Rùa – Gà Rừng – Sân Đầy Các Loại Thú     Lễ Tắm Phật     


















Pháp Ngữ
Nội bí Bồ Tát hạnh,
Ngoại hiện Thanh Văn thân
(Bên trong bí mật tu hạnh Bồ Tát,
Bên ngoài hiện thân Thanh Văn.)


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,923 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,183,949