---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Thiên Thai Tự
----------------------------- Từ Điển Thiền Tông Hán Việt - Hân Mẫn - Thông Thiền -----------------------------
● 遷 台 寺. Còn gọi: Địa Tạng Thiền Lâm. ở phía bắc đình Bổng Nhật, ngọn Thiên Thai, núi Cửu Hoa, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Vào đời Đường, Kim Địa Tạng kết tranh làm am ở nơi đây, có tăng Khiết Bình thường từ gò La hán đến đây gặp gỡ trò chuyện với Địa Tạng. Đời Tống cao tăng Tông Cảo có làm thơ vịnh chùa này: “Đạp biến Thiên Thai bất tác thinh, thanh chung nhất chử vạn sơn minh” (Giẫm khắp Thiên Thai chẳng tiếng tăm, chuông vang một tiếng động núi non). Đời Minh chùa này y nguyên vô cùng sơ sài, chỉ là vài gian nhà tranh với cỏ xanh. Khoảng niên hiệu Gia Tĩnh (1522-1566) đời Minh, tăng trong chùa là Trân Ngọc tuần tra núi, bảo vệ núi vài mươi năm như một ngày. Vào cuối đời Minh đầu đời Thanh Thiền Sư Mặc An giỏi cả thi thư họa trường kỳ ở chùa này. Khoảng niên hiệu Khang Hy (1662-1722) đời Thanh, tăng Trần Trần Tử kết am bên cạnh chùa, gọi “Hoạt Mai Am”. Thi nhân đời Thanh Viên Mai có bài thơ viết về Hoạt Mai Am trong quyển “Tùy Viên thi Thoại”: “Thùy bả am danh hiệu Hoạt Mai, linh nhân thiên cổ phí nghi xai. Ngã kim khởi thị khinh sinh giả, chỉ vị tùng tiền tử quá lai. “ (Ai đặt tên am là Hoạt Mai, khiến người thiên cổ phải nghi hoài. Nay tôi đâu phải người tự tử, chỉ bởi trước đây đã chết rồi). Về sau có Hòa Thượng Lãn Ngộ thường ở nơi này họa vẽ vật thực và cùng với trụ trì Pháp sư Nghĩa Phương đàm đạo suốt ngày. Chùa dựa vào thế núi mà cất, trước sau ba dãy điện vũ là Địa Tạng điện, Đại hùng bảo điện, Vạn Phật lâu, dãy sau còn có Thiền phòng, Nhà khách. Tượng Phật ở mỗi điện trang nghiêm, chuông to, trống lớn, pháp khí có đủ cả. Trên Vạn Phật lâu nhiều tượng khắc gỗ treo đầy trên xà nhà, bị khói hương xông mãi nên rất giống tượng Phật đúc bằng sắt. Trên núi sau điện có một hòn đá lớn, trên có in dấu chân lớn hình lõm, tương truyền đó là dấu chân của Kim Địa Tạng để lại.
Sự Tích Giới Luật – Nguồn Gốc Các Giới Đơn Đề ( Giới Bản Tỳ Kheo ) – Phần 6     Gõ Cửa Thiền – Con Đường Chân Thật     Bún Lạc Xá Chay     Bài Trí Tượng Thờ Trong Các Chùa Thuộc Hệ Phái Bắc Tông Và Nam Tông Có Gì Khác Biệt?     Phúc Họa Do Tâm     Buông Thả     Sự Tích Giới Luật – Ba Mươi Pháp Xả Đọa ( Ni Tát Kỳ Ba Dật Đề ) – Phần 7     Gõ Cửa Thiền – Bài Thơ Cuối Cùng     Bộ lạc Cogy ngồi 9 năm?     Cốt Tủy Không Sát Sanh Của Người Cư Sĩ Là Không Giết Người.     




















































Pháp Ngữ
Ở trên cõi thế gian này
Người nào ái dục bỏ ngay chẳng màng
Khước từ đời sống trần gian
Lìa nơi nhà cửa, nhập hàng xuất gia
Ngăn ái dục tái sinh ra
Như Lai gọi họ là Bà La Môn.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,736,973