---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Hợp Cửu Thập Ngủ Chủng Ngoại Đạo Thập Nhất Tông
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 合九十五種外道爲十一宗 (Hoa Nghiêm Kinh Tùy Sớ Diễn Nghĩa Sao)
Tông là phái (nhánh chẻ ra). Giáo lý của ngoại đạo truyền vào Tây vức không hơn 11 tông, nhưng 95 thứ ngoại đạo là thâu tóm hết.
Một, Số Luận Sư Kế Minh Đế Sanh. Từ số mà có luận nên gọi là số luận; lại luận có thể sanh ra số, nên gọi là số luận. Người tạo ra số luận và học số luận gọi là luận sư. Cái minh đế sanh ra, theo Bách Luận nói: từ minh (mờ tối) sanh ra giác (hiểu biết) cho đến thần ngã, cộng thành 25 đế. Lấy 24 đế ban đầu, từ thần ngã sanh ra, nương vào thần ngã làm chủ. Vì thần ngã thường hiểu biết rõ ràng, thường trụ (còn) không mất, thu nhiếp các pháp, cho nên chấp thần ngã là thường còn, là duy nhất, là nguyên nhân của vạn vật, là nguyên nhân của Niết Bàn.
(25 đế là Minh Sơ Tự Tánh Đế tức là Minh Đế; Trí Đại Đế tức là Giác; Ngã Tâm Đế; Ngũ Duy Đế từ Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không; Ngũ Tri Căn Đế tức nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân; Ngũ Tác Nghiệp Căn tức miệng, tay, chân, đại tiện, tiểu tiện; Tâm Bình Đẳng Căn Đế; Thần Ngã Đế; Thần Ngã tức Thức Thần).
Hai, Vệ Thế Sư Kế Lục Cú Sanh. Tiếng Phạn là Vệ Thế, tiếng Hoa là Vô Thắng. Người này sanh trước đức Phật 800 năm. Ban ngày, ông này tránh tiếng hay, sắc đẹp, trốn ở rừng núi, chằm ao, ẩn dấu tông tích; ban đêm dứt hẳn nghe, nhìn mới đi khất thực, tựa như chim hưu lưu (cú tai mèo), nên có tên là tiên nhân Hưu Lưu và có được năm Thần Thông, bèn nói luận mười vạn kệ, chứng được Bồ Đề, vui vẻ nhập diệt. Lục cú sanh là:
1) Thật: Thể của các pháp là thật, vì đó là chỗ nương tựa của đức, nghiệp.
2) Đức: tức là đạo đức.
3) Nghiệp: tức là tác dụng.
4) Đại hữu: thật, đức, nghiệp qui về nhất hữu.
5) Đồng, dị: như đất đối chiếu với đất là đồng mà đất đối chiếu với nước là dị. Đến nước, lửa, gió cũng như thế.
6) Hòa hợp: Các pháp hòa hợp như chim bay lên không trung, bỗng đến cành cây, đậu ở đó không hay đi. Các pháp cũng như thế, do hòa hợp làm cho an trú.
(năm Thần Thông là chân đi hỏng mặt đất; biết được tâm và mạng của người; mắt trông ngàn dặm; kêu lên liền tới; đi xuyên qua tường, đá).
Ba, Đồ Khôi Kế Tự Tại Thiên Sinh Vạn Vật. Đồ khôi tên của ngoại đạo. Ngoại đạo này cho rằng trời thứ sáu Tự tại ở cõi dục có khả năng sanh ra vạn vật.
Bốn, Vi Đà Luận Sự Kế Na La Diên Thiên Sanh Tứ Tánh. Tiếng Phạn là Vi Đà, tiếng Hoa là Trí Luận. Tiếng Phạn là Na La Diên, tiếng Hoa là Câu Tỏa Lực Sĩ. Vị này gân cốt chắc chắn, khỏe mạnh. Trời Na La Diên có khả năng sanh ra bốn chủng tánh như sau: Miệng sanh Bà La Môn; hai cánh tay sanh Sát Đế Lợi; hai bắp đùi sanh Tỳ Xá; hai chân sinh Thủ Đà.
(Tiếng Phạn là Bà La Môn, tiếng Hoa là Tịnh Hạnh. Tiếng Phạn là Sát Đế Lợi, tiếng Hoa là Điền chủ, tức là giai cấp làm vua. Tiếng Phạn là Tỳ Xá, tiếng Hoa là Thương cổ. Tiếng Phạn là Thủ Đà, tiếng Hoa là Nông dân).
Năm, An Đồ Luận Sư Kế Bổn Tế Sanh. Tiếng Phạn là An Đồ. Bổn tế tức là lúc đầu của đời quá khứ. Ngoại đạo này cho rằng lúc ban đầu trên thế gian có đại thủy (nước lớn); lúc ấy có Đại An Đồ ra đời hình dạng như quả trứng gà. Sau khi chia ra hai phần: Phần trên là trời, phần dưới là đất, ở giữa sanh ra một Phạm Thiên, có thể sanh ra tất cả vật có mạng sống và không có mạng sống, vì vậy cho rằng Phạm Thiên là chủ của vạn vật.
Sáu, Thời Tán Ngoại Đạo Kế Vật Tùng Thời Sanh. Vì ngoại đạo này, tự thấy cây, cỏ các vật có lúc nở hoa, có lúc kết quả, có lúc tác dụng, hoặc nhặc hoặc khoan khiến cho cành lá tùy lúc tươi tốt, héo khô. Thời gian, tuy nhỏ nhiệm, không thể thấy được, nhưng vì những hiện tượng hoa sanh, trái kết v. v… mà biết là có thời gian.
Bảy, Phương Luận Sư Kế Phương Sanh Nhân Nhân Sanh Thiên Địa. Phương tức bốn phương. Vì ngoại đạo này cho rằng bốn phương có thể sanh ra người, người có thể sanh ra trời, đất. Sau khi những thứ này tiêu diệt thì trở lại nhập vào phương.
Tám, Lộ Già Da Kế Sắc Tâm Pháp Giai Cực Vi Tác. Tiếng Phạn là Lộ Già Da, tiếng Hoa là Thuận Thế. Vì ngoại đạo này cho rằng các pháp sắc, tâm đều từ tứ đại cực vi sanh ra; còn có thể sanh ra thô sắc. Tuy là cực vi nhưng thể của nó nó thật. Những vật thô ở thế gian thì vô thường, nhưng cái nhân cực vi thì không hoại diệt.
Chín, Khẩu Lực Luận Sư Kế Hư Không Vi Vạn Vật Nhân. Vì ngoại đạo này cho rằng từ không sanh gió, từ gió sanh lửa, từ lửa sanh ấm, từ ấm sanh nước, từ nước sanh băng cứng thành đất, đất sanh ngũ cốc, ngũ cốc sanh mạng sống, mạng sống chết trở về với hư không. (Ngũ cốc là lúa, mè, lúa mạch, lúa nếp, đậu).
Mười, Túc Tác Luận Sư Kế Khổ Lạc Tùy Nghiệp. Vì ngoại đạo này cho rằng tất cả nhân quả báo khổ, vui đều do nghiệp đời trước làm ra. Nếu giữ giới siêng năng mà thân, tâm chịu khổ thì nghiệp đời trước có thể tiêu hoại. Nghiệp đời trước đã hết, các khổ cũng không còn. Vì các khổ đã hết liền chúng được Niết Bàn; nên gọi là Túc Thế Sở Tác (những việc đã làm ở đời trước) là cái nhân của tất cả.
Mười một, Vô Nhân Luận Sư Kế Tự Nhiên Sanh. Vì ngoại đạo này cho rằng tất cả vạn vật không có nhân không có duyên đều do tự nhiên sanh, đều do tự nhiên diệt.
Gõ Cửa Thiền – Ông Phật Sống Và Người Thợ Đóng Thùng     Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa ( Phần 2 ) – Giáo Ngoại     Gõ Cửa Thiền – Bất Tác Bất Thực     Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa ( Phần 1 ) – PHẬT TÂM CA     Chả Tôm Chiên     Cao Tăng Dị Truyện (Sau Nhị Tổ) – Tăng Đồng Tân     Ðại Sư Trí Khải Vãng Sanh     THUỐC CHỮA LÀNH MẮT     Gõ Cửa Thiền – Lư Hương     Cao Tăng Dị Truyện (Sau Nhị Tổ) – Phục Hưng Phật Giáo     




















































Pháp Ngữ
Tái tam tu trọng sự
Đệ nhất mạc khi tâm.
(Việc làm ba bẩy đắn đo
Một lần cũng chẳng tự cho dối lòng.)


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,737,461