---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Văn Yển
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● (864-949). Là vị tổ sư của tông Vân Môn, sống vào cuối đời Đường sang đời Ngũ-đại (907-960). Ngài họ Trương, người huyện Gia-hưng, tỉnh Triết-giang, từ thuở nhỏ đã ôm chí xuất trần, nên đã xin xuất gia ở chùa Không-vương, ngay trong huyện Gia-hưng; chẳng bao lâu thì được thọ giới cụ túc, học khắp các kinh, đặc biệt chú tâm suy cứu bộ Luật Tứ Phần. Sau đó ngài đến Mục-châu (nay là huyện Kiến-đức, tỉnh Triết-giang) tham học với ngài Đạo Minh (780-877); vài năm sau lại đến tham học với ngài Tuyết Phong Nghĩa Tồn (822-906). Ba năm sau, ngài lại du phương tham cứu. Năm 911 ngài đến Tào-khê (ở Quảng-đông), đảnh lễ tháp của lục tổ Tuệ Năng; rồi đến tu học tại thiền viện Linh-thọ, được ngài viện chủ là Như Mẫn (?-920) cử làm thủ tọa. Năm 918, ngài Như Mẫn viên tịch, ngài thừa kế chủ trì thiền viện Linh-thọ. Năm 923 ngài vào núi Vân-môn kiến lập thiền viện Quang-thái, đạo phong ngày một tỏ rõ, học chúng vân tập đông đảo. Ngài viên tịch vào năm 949, thọ 86 tuổi. Trước tác còn truyền lại có Quảng Lục, Ngữ Lục.
Vân Môn Văn Yển (864-949): tức thiền sư Văn Yển, là vị khai tổ của tông Vân Môn, một trong “năm nhà bảy tông” của Thiền Tông Trung-quốc. (Xem mục “Văn Yển”.)
Về năm vị tì kheo nhóm Kiều Trần Như (ngũ tì kheo), có thuyết cho rằng, khi biết được thái tử Tất Đạt Đa đã bỏ trốn hoàng cung đi xuất gia, vua Tịnh Phạn lập tức cho người theo mời thái tử trở về, nhưng thái tử cương quyết không trở về. Không biết làm sao hơn, nhà vua bèn phái năm vị đạo sĩ Bà La Môn trong hoàng cung, do Kiều Trần Như dẫn đầu, theo cùng tu để bầu bạn với thái tử. Trong năm vị đạo sĩ này thì Kiều Trần Như và A Thị Thuyết là bà con bên mẫu hậu của thái tử; còn Bạt Đề, Thập Lực Ca Diếp và Ma Ha Nam Câu Lị là bà con bên phụ vương của thái tử. Cũng có thuyết nói, nhóm năm người Kiều Trần Như được lệnh vua Tịnh Phạn theo mời thái tử trở về, nhưng khi họ gặp thái tử ở giữa đường thì đã bị thái tử thuyết phục, không trở về triều nữa mà tình nguyện cùng theo Thái tử tu hành. Có thuyết lại nói, Kiều Trần Như là vị đạo sĩ lỗi lạc nhất trong tám đạo sĩ Bà La Môn thông thái nhất ở kinh thành Ca-tì-la-vệ, được vua Tịnh Phạn tôn làm vương sư. Khi thái tử Tất Đạt Đa vừa đản sinh thì ông đã thấy rõ ngay đó sẽ là bậc đại giác sau này. Bởi vậy, khi hay tin thái tử trốn bỏ hoàng cung đi xuất gia, ông tức tốc rủ bốn vị đạo sĩ chí thân khác trong hoàng cung đi theo cùng thái tử tu hành, mong về sau sẽ được cứu độ khi thái tử đã thành bậc đại giác. Lại có thuyết cho rằng, đạo sĩ Kiều Trần Như vốn là bạn đồng tu với đạo sĩ Cồ Đàm, khi hai vị cùng tu học dưới sự hướng dẫn của đạo sĩ Uất Đầu Lam Phất ở gần kinh thành Vương-xá. Khi đạo sĩ Cồ Đàm đã tu chứng đến quả vị cao tột (Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ) sánh ngang với thầy mà vẫn thấy chưa bằng lòng, vì vẫn chưa được giải thoát trọn vẹn, Ngài bèn xin từ giã thầy để đi đến nơi khác (sau cùng là rừng Khổ-hạnh), tự mình tìm lấy con đường tu tập cho riêng mình. Một thời gian sau, đạo sĩ Kiều Trần Như cũng từ giã đạo tràng của đạo sĩ Uất Đầu Lam Phất, rủ thêm bốn đạo sĩ bạn thân khác, cùng tìm tới rừng Khổ-hạnh và cùng tình nguyện tu tập theo sự hướng dẫn của đạo sĩ Cồ Đàm.
Trong kinh điển chữ Hán, tên của năm vị tì kheo này đã được phiên âm thành nhiều cách gọi khác nhau:
- Câu Lân, Bạt Đề, Ma Nam Câu Lị, Thập Lực Ca Diếp, Át Bệ;
- Kiều Trần Như, Bạt Đà La, Thập Lực Ca Diếp, Ba Sáp Ba, A Thấp Ba Thệ;
- Kiều Trần Như, Bạt Đề Lê Ca, Ma Ha Na Ma, Ba Sa Ba, A Xa Du Thì;
- Kiều Trần Như, Bạt Đà La Xà, Ma Ha Na Ma, Bạt Ba, A Xả Bà Xà;
- Kiều Trần Như, Bà Đề, Ma Ha Ma Nam, Bà Phu, A Thấp Tị;
- Kiều Trần Như, Bạt Đề, Ma Ha Nam, Bà Phu, Át Bệ;
- Kiều Trần Như, Át Bệ, Bạt Đề, Thập Lực Ca Diếp, Ma Nam Câu Lị;
- Kiều Trần Như, A Thị Thuyết, Bạt Đề, Thập Lực Ca Diếp, Ma Ha Nam Câu Lị;
- v.v...
----------------------------- Từ Điển Thiền Tông Hán Việt - Hân Mẫn - Thông Thiền -----------------------------
● 文 偃 (864-949). Thiền tăng đời Ngũ Đại, Tổ của tông Vân Môn, họ Trương, người Gia Hưng (Chiết Giang) Trung Quốc. Thuở nhỏ đã có chí xuất trần, sư theo Chí Trừng chùa Không Chủ ở bản ấp xuất gia, lại đến Tỳ Lăng thụ giới cụ túc. Đọc khắp các kinh, nghiên cứu Tứ phần luật. Đến Mục Châu (Kiến Đức, Chiết Giang) tham kiến Đạo Minh (đời gọi là Trần Tôn Túc) sau vài năm nhận hết pháp đạo. Lại yết kiến Tuyết Phong Nghĩa Tồn y chỉ ba năm được lãnh tông ấn. Sau đó đi du phương hành cước các nơi, tham cứu huyền yếu, thanh danh nổi dần. Đến chỗ Linh Thọ Như Mẫn ở Phúc Châu làm Thượng thủ. Niên hiệu Trinh Minh thứ 4 (918) Như Mẫn tịch, kế thừa pháp tịch chủ trì chùa Linh Thọ. Niên hiệu Đồng Quang thứ 1 (923) nơi núi Vân Môn, Thiều Châu (Thiều Quan, Quảng Đông) sáng lập Quang Thái Thiền Viện, thiền lữ trong nước tụ tập, đạo phong càng sáng tỏ. Sư sáng lập tông Vân Môn, người đời gọi l “Vân Môn Văn Yển”. Dùng ba câu “bao trùm trời đất, cắt đứt các dòng, theo mòi đuổi sóng” khái quát tông chỉ, đời gọi là “Vân Môn Tam Cú”. Còn thường dùng 1 chữ để quét sạch vọng thức của kẻ học đạo nên thiền lâm gọi là “Vân Môn nhất tự quan”. Nam Hán Chủ sắc tứ “Khuông Chân Thiền Sư”, Tống Thái Tổ truy thụy “Đại Từ Vân Khuông Chân Hoằng Minh Thiền Sư”. Đệ tử nối pháp có Trừng Viễn, Duyên Mật, Tử Dạng v. v… 61 người. Tác phẩm: Vân Môn Khuông Chân Thiền Sư Quảng Lục 3 quyển, Ngữ Lục 1 quyển lưu hành nơi đời.
Sự Tích Giới Luật – Mười Bảy Pháp Tăng Tàn ( Phần 1 )     Lòng tin – Tánh không?     Năm xưa nghèo?     Hòa Thượng Thích Tâm An (1892-1982)     Văn Tự Viết Trong Sách Vở Thì Dễ Nghe Theo     Hòa Thượng Thiện Luật (1898-1969)     Cao Tăng Dị Truyện (Sau Nhị Tổ) – Phong Can – Hàn Sơn – Thập Đắc Thị Hiện Thiên Thai     Bầy Rùa Nhỏ     Tái Sinh Và Biến Đổi     Bầu Khìa Ngũ Vị     



Tu sĩ: SB.Hải Triều Âm
Thể loại: Giới Luật






[-] Dấu mục nghe pháp âm     [x] Tắt mục nghe pháp âm

















Pháp Ngữ
Ai vượt qua thiện ác,
Chuyên sống đời Phạm Hạnh,
Sống thẩm sát ở đời,
Mới xứng danh tỷ kheo.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,620,928