---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Phật Giáo Nhật Bản
----------------------------- Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội -----------------------------
● 日 本 佛 教. Tại Nhật, Phật giáo du nhập năm 522 với điểm xuất phát là Hàn Quốc. Mới đầu người Nhật thấy đây là một nền văn hóa ngoại lai, nhưng năm 585, Phật giáo được Nhật hoàng Dụng Minh (j: yomei) thừa nhận. Dưới thời vua Thánh Ðức (j: shokotu, 593-621), Phật giáo trở thành quốc giáo. Năm 594 nhà vua ra lệnh cho dân chúng phải thờ phụng Tam bảo (s: triratna). Ông khuyến khích dịch và viết kinh sách, bản thân ông cũng viết luận giải về các kinh (Duy-ma-cật sở thuyết kinh) và cho xây chùa chiền và thành lập Pháp Long tự (j: hōryū-ji) nổi tiếng ở Nại Lương (nara). Các Cao tăng Trung Quốc và Hàn Quốc được mời đến giáo hóa, người Nhật bắt đầu gia nhập Tăng-già. Trong thời kì này, tông Tam luận được thịnh hành. Trong thời gian từ 710-794, có sáu tông phái tại Nhật Bản, phần lớn do Trung Quốc du nhập: Câu-xá (j: kusha), Pháp tướng (j: hossū), Tam luận (j: sanron), Thành thật (j: jōjitsu), Luật (j: ritsu), Hoa nghiêm (j: kegon). Phật giáo Nhật Bản có ảnh hưởng mạnh lên hoàng tộc, nhất là Hoa nghiêm tông. Bộ kinh Kim quang minh tối thắng vương (s: suvar ṇ aprabhāsottamarāja-sūtra) đóng một vai trò rất quan trọng trong việc truyền bá đạo Phật tại Nhật Bản vì được triều đình thời đó chấp nhận. Ðến thời kì Bình An (heian, 794-1184), tông Thiên Thai (j: tendai) và Chân ngôn (j: shingon) bắt đầu có ảnh hưởng. Ðến giữa thế kỉ thứ 10, việc tôn thờ phật A-di-đà bắt đầu thịnh hành và từ đó thành hình ra Tịnh độ (j: jōdo-shū) và Tịnh độ chân tông (j: jōdo-shin-shū) trong thời đại Liêm Thương (kamakura, 1185-1333). Năm 1191, Thiền tông du nhập Nhật Bản, một tông phái Phật giáo đã chứng tỏ dược sức sống mãnh liệt đến ngày nay. Thiền Nhật Bản cũng có hai hệ phái: Tào Ðộng (j: sōtō) và Lâm Tế (j: rinzai). Trong thế kỉ thứ 13, Nhật Liên (nichiren) thành lập Nhật Liên tông, chủ trương theo kinh Diệu pháp liên hoa, xem đó là kinh quan trọng duy nhất. Trong các thế kỉ sau đó, đạo Phật không còn phát triển. Ðến thế kỉ 19, quan điểm Thần đạo (j: shintō) trở thành quốc giáo. Sau thế chiến thứ hai, Phật giáo phục hưng, hình thành các phái như Sáng Giá Học Hội (sōka gakkai), Lập Chính Giải Chính (risshō koseikai), Nhật Bản Sơn Diệu Pháp Tự (nipponzan myōhōji). Các tông phái này đều lấy Diệu pháp liên hoa kinh làm căn bản.
Bên Kinh Dịch khuyên người ta trở về thái cực thì cũng giống như Phật giáo, vậy thế nào?     Bậc Thánh Hiền Trông Giống Kẻ Khờ: Chuyện Ông Xiển Ngộ Làm Thơ “Điên Cuồng Ngu Ngộ”     Sám hối có được tiêu nghiệp không?     Có Tạo Mà Không Dựng     Nếu không có thiện tâm của Thống soái Eisenhower, lịch sử thế giới đã phải viết lại     Khi nào linh hồn đi đầu thai làm kiếp người vào tháng thứ mấy trong bào thai mẹ?     Vì sao tuyệt đối không nên coi thường một ai?     Chết Không Mang Theo, Bận Tâm Việc Gì?     Học Im Lặng     Bồ Tát Quán Thế Âm Là Nam Giới     


















Pháp Ngữ
Những người giác tỉnh thường xuyên
Dốc lòng tu tập ngày đêm chuyên cần
Quyết tâm hướng đến Niết Bàn
Thì bao phiền não tiêu tan chẳng còn.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,591,257