---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Nam Tông
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Xem Đạo Phật Nguyên Thuỷ.
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Tức là “Nam-tông thiền”, đối lại với “Bắc-tông thiền”. Thiền phái của Sơ-tổ Bồ Đề Đạt Ma truyền đến đời thứ năm là Ngũ-tổ Hoằng Nhẫn; ngài Hoằng Nhẫn truyền sang đời thứ sáu thì chia thành hai chi phái, đặt địa bàn hoạt động tại hai miền khác nhau: Ngài Thần Tú (605-706) hoằng hóa ở Hoa-bắc, gọi là Bắc-tông thiền, hay Bắc-tông; ngài Tuệ Năng (638-713) hoằng hóa ở Hoa-nam, gọi là Nam-tông thiền, hay Nam-tông; do đó có một tên gọi chung là “Nam Năng Bắc Tú”. Vì ngài Tuệ Năng được Ngũ-tổ Hoằng Nhẫn truyền y bát, cho nên đã chính thức trở thành vị tổ thứ sáu của Thiền Tông Trung-quốc; và dòng thiền Nam-tông cũng được đương nhiên công nhận là dòng thiền chánh tông của Thiền Tông Trung-quốc. Dòng thiền này về sau đã phát triển ra nhiều chi phái, được gọi là năm nhà bảy tông (ngũ gia thất tông, gồm có: tông Qui Ngưỡng, tông Lâm Tế, tông Tào Động, tông Vân Môn, tông Pháp Nhãn, phái Hoàng Long, phái Dương Kì). – Đối với Phật giáo Việt-nam, từ “Nam-tông” thường được dùng để chỉ cho Phật giáo Nam-truyền; và từ “Bắc-tông” thì chỉ cho Phật giáo Bắc-truyền.
----------------------------- Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội -----------------------------
● Tông phái Phật giáo hiện nay được thịnh hành ở Sri Lanka, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Campuchia. Để phân biệt với Phật giáo Bắc tông, thịnh hành [tr.437] ở các xứ phương Bắc như Tây Tạng, Trung Hoa, Mông Cổ, Triều Tiên, Nhật v.v… Những đặc trưng của Phật giáo Nam tông:
1. Chỉ thừa nhận kinh điển tiếng Pali, gần gũi nhất với lời dạy ban sơ (nguyên thủy) của Phật Thích Ca. Vì vậy gọi là Phật giáo Nguyên thủy.
2. Mục đích cuối cùng của người tu theo Phật giáo Nam tông là sớm cầu giải thoát khỏi vòng sinh tử và chứng quả A La Hán (Arhat), trong khi mục đích cứu cánh của người tu theo Bắc tông là thành Phật. Phật tử thuộc Nam tông cầu giác ngộ và giải thoát cho bản thân mình là chính, còn người tu theo Bắc tông thì phát nguyện đồng thời giác ngộ và giải thoát cho mình và cho tất cả chúng sinh. Vì vậy mà Phật giáo Bắc tông thường mệnh danh là Phật giáo Đại thừa, và họ gọi Phật giáo Nam tông là Phật giáo Tiểu thừa. Đại thừa là cỗ xe lớn, Tiểu thừa là cỗ xe nhỏ. Cỗ xe lớn có thể chở tất cả chúng sinh cùng tới bờ giác ngộ và giải thoát, còn cỗ xe nhỏ chỉ chở được bản thân người tu hành và một số ít người khác thôi. Tất nhiên, những danh từ Đại thừa và Tiểu thừa chỉ được người người tu theo Đại thừa dùng mà thôi. Còn những người bị gọi là Tiểu thừa, thì họ tự gọi là theo Phật giáo Nguyên thủy hay là Phật giáo Theravada (tức là Phật giáo của các bậc Trưởng lão).
3. Một đặc điểm nữa của Phật giáo Nam tông là các sư theo chế độ khất thực, hằng ngày đi xin ăn vào cuối buổi sáng, và mỗi ngày chỉ ăn một bữa vào buổi trưa, không quá ngọ. Hơn nữa, họ không phân biệt ăn chay hay ăn mặn. Tùy theo thí chủ cúng thức ăn gì, họ ăn nấy, như vậy họ có thể ăn thịt cá. Trái lại, các sư thuộc Phật giáo Bắc tông thì ăn chay trường (trường trai), và có thể ăn hai hay ba bữa một ngày. Thiền tông Trung Quốc cũng có Bắc tông, Nam tông. Bắc tông chỉ phái thiền thịnh hành ở phía Bắc Trung Hoa và do Thiền sư Thần Tú lãnh đạo. Phái này chủ trương giác ngộ dần dần (tiệm ngộ). Nam tông chỉ phái thiền thịnh hành ở Nam Trung Hoa, nó chủ trương giác ngộ trong khoảnh khắc, nhanh chóng, đột ngột (đốn ngộ), và do Thiền sư Huệ Năng lãnh đạo. Các phái thiền ở Việt Nam đều là chi nhánh của Thiền Nam Tông Trung Hoa. Trong cuốn “Quy nguyên trực chỉ” có bài vịnh của Sơn Cư Bá:
“Sơn cư ngộ đắc nhất chơn không,
Ná vấn Nam tông dự Bắc tông,
Như ý bảo châu trì tại thủ,
Quang minh hà xứ bất viên thông.”
Dịch:
Ở núi, ngộ rồi lẽ thật không,
Cần gì hỏi gạn Bắc, Nam tông,
Bảo châu như Ý tay cầm sẵn,
Ánh sáng viên thông chiếu các vùng.
----------------------------- Từ Điển Việt - Pali - Sa Di Định Phúc -----------------------------
● (Phái). Theravāda (nam)
Nhờ Phóng Sinh Cùng Được Thi Đỗ     Đạt Ma Tổ Sư     Thế nào là “đương thể tức không”?     Hiện nay vãng sinh số lượng bao nhiêu?     Sự Linh Ứng Của Bồ-Tát Có Mâu Thuẫn Với Luật Nhân Quả?     Không có thấp hay cao như Đại thừa và Tiểu thừa gì cả, chỉ có hợp hay không hợp với căn cơ mà thôi     Lời Khuyên Của Mẹ     Bồ Tát Long Thọ Và Phật Vô Cấu Quang     Cúng Dường Trai Tăng     Quân Bình – cao nhân ở ẩn dật     


















Pháp Ngữ
Chưa dứt được tham, sân, si thì hãy khoan nói đến giác ngộ.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,601,480