---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Tịnh Giới
----------------------------- Từ Điển Thiền Tông Hán Việt - Hân Mẫn - Thông Thiền -----------------------------
● 淨 戒. 1. Thiền tăng cuối đời Lý (?-1207) tên Chu Hải Ngung, quê Mão Hương, Ngung Giang, Lô Hải (nay thuộc tỉnh Thanh Hoá), miền Bắc Việt Nam. Tính tình thuần hậu, thuở bé theo học Nho. Năm 26 tuổi sư xuất gia, được thụ giới cụ túc và chuyên nghiên cứu về Lục tạng. Trải qua 7 năm tham học sư gặp được Thiền Sư Bảo Giác ở chùa Viên Minh, qua một câu nói, sư liền khế hội, nối pháp Ngài, thuộc đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông. Kệ thị tịch:
此 時 說 道 罕 知 音
只 爲 如 斯 散 道 心
奚 似 子 期 多 爽 滲
聽 來 一 達 伯 牙 琴

秋 來 涼 氣 爽 胸 襟
八 斗 才 高 對 月 吟
堪 笑 禪 家 癡 鈍 客
爲 何 將 語 以 傳 心
“Thử thời thuyết đạo hãn tri âm
Chỉ vị như tư tán đạo tâm
Hề tợ Tử Kỳ đa sảng sấm
Thính lai nhất đạt Bá Nha cầm
Thu lai lương khí sảng hung khâm
Bát đấu tài cao đối nguyệt ngâm
Kham tiếu thiền gia si độn khách,
Vi hà tương ngữ dĩ truyền tâm?”.
“Thời nay giảng đạo hiếm tri âm,
Chỉ bởi vì người mất đạo tâm
Nào khác Tử Kỳ, giỏi nghe nhạc
Nghe qua đã suốt Bá Nha đàn
Thu về mát mẻ thích trong lòng
Tài ngang Tào Thực dưới trăng ngâm
Cửa thiền những thẹn người si độn
Sao đem lời lẽ để truyền tâm”.
Theo: Thiền Sư Việt Nam của HT. Thanh Từ.
● 2. Thiền tăng đời Minh, họ Vương, tự Định Nham, hiệu Huyễn Cư, người xứ Nam Tầm (nay là huyện Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang) Trung Quốc. Sư xuất gia ở viện Chủng Phúc rồi đi các chùa: Thiên Trúc, Hổ Bào, Linh Cốc để tham lễ các bậc danh sư. Sau đó, sư nhận chức Tả giác nghĩa ở Tăng lục ty rồi chuyển sang chức Tả giảng kinh. Vua ban cho sư hiệu “Huệ Tế Thiền Sư”. Sư có Ngữ Lục lưu hành ở đời.
Gõ Cửa Thiền – Một Giọt Nước     Bệnh “Âm” Có Thật Không?     Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa ( Phần 2) – Rạng Ngời     LỜI CẢNH TỈNH CỦA LÃO THIỀN SƯ     Đậu Hà Lan Xào Cánh Sen Tươi     Ảo Tưởng Tối Hậu Là Không Có Ảo Tưởng Chi Cả     Súp Rau Dền Tươi     Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa ( Phần 1) – Học Đạo     Báo Cáo V/v Ấn Tống Kinh Sách­ Tháng 12/2019     Quán Pháp Vô Ngã     




















































Pháp Ngữ
Đạo ngô hảo giả thị ngô tặc
Đạo ngô ác giả thị ngô sư.
(Nói ta hay chính hại ta
Nói điều ta dở chính là thầy ta.)


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,689,125