---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Thiên Thai Sơn
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Mt. T'ien-t'ai.
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Núi Thiên-thai : là tên một dãy núi ở tỉnh Triết-giang, Trung-quốc. Núi này cũng có tên là Thiên-thê, hay Thai-nhạc, nằm ở huyện Thiên-thai, cao 1.136 mét, gồm 8 ngọn lớn và nhiều ngọn nhỏ, với nhiều hang động, khe, suối, đầm, hồ, ao, từng nổi danh từ thời cổ, được rất nhiều đạo sĩ, ẩn sĩ chọn làm nơi ẩn cư. Tương truyền, Phật giáo đã bắt đầu khai thác núi này vào khoảng niên hiệu Xích-ô (238-251) thời Đông-Ngô, mà chùa Thanh-hóa là ngôi pháp vũ đầu tiên được xây cất trên núi này. Rồi những ngôi chùa khác trên núi cũng dần dần được kiến tạo vào những thế kỉ kế tiếp. Đến năm 575 (đời Trần, thời Nam-triều), đại sư Trí Khải (538-597) đã lên núi này, kiến lập chùa Tu-thiền (sau đổi tên là chùa Thiền-lâm) ở ngọn Phật-lũng để làm nơi tu thiền. Và chính tại nơi đây, ngài đã sáng lập tông Thiên Thai. Vào lúc cuối đời, ngài Trí Khải muốn dựng một ngôi chùa ở triền Nam của ngọn Phật-lũng, nhưng việc chưa thành thì ngài đã viên tịch (năm 597, đời vua Tùy Văn Đế). Vì đại sư Trí Khải chính là vị thầy truyền giới Bồ-tát cho thái tử Dương Quảng, cho nên, để cảm niệm ân đức của ngài, thái tử (lúc đó được phong là Tấn vương, nên sử gọi là Tấn vương Quảng) đã vì ngài mà thiết trai cúng dường 1.000 vị tăng, rồi hưng công xây cất ngôi chùa theo ước nguyện của ngài, đặt tên là Thiên-thai-sơn tự. Đó là một ngôi chùa thật hùng vĩ, xây xong thì vị cao đồ của đại sư Trí Khải là ngài Quán Đảnh (561-632) được mời làm trú trì. Từ đó, chùa Thiên-thai-sơn đã trở thành đạo tràng căn bản của tông Thiên Thai; các vị tổ sư của tông này cũng kế tiếp nhau trú trì tại chùa này.
----------------------------- Từ Điển Thiền Tông Hán Việt - Hân Mẫn - Thông Thiền -----------------------------
● 天 台 山. Còn gọi: Thiên Thê Sơn, Thai Nhạc. Núi thuộc huyện Thiên Thai, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc cách thành phố 2km về phía bắc. Vì hình dáng núi giống như 8 cánh sen búp, có 8 nhánh 8 khe và thượng đài, trung đài, hạ đài giống như cái đài của Tam tinh, nên gọi là Thiên Đài (Thiên Thai). Tương truyền vào niên hiệu Xích Ô (238-251) của nhà Ngô, thời Tam Quốc, núi này đã có chùa Phật, từ đời Đông Tấn trở đi, có các ngài: Chi Tuần, Đàm Quang, Trúc Đàm Thái, đã từng ở đây. Niên hiệu Thái Kiến thứ 7 (575) nhà Trần thời Nam Bắc Triều, ngài Trí Khải chọn chỗ tu thiền và lập Tu Thiền Tự trên ngọn Phật Lũng (sau đổi tên Thiền Lâm Tự). Niên hiệu Khai Hoàng thứ 18 (598) đời Tùy, Tấn Vương là Dương Quảng dựng Thiên Thai Sơn Tự, đến năm 605, Vua ban hiệu chùa là Quốc Thanh. Năm 804, 2 vị tăng Nhật Bản là Tối Trừng và Nghĩa Chân đến Tu Thiền Tự để học Ngưu Đầu Thiền với ngài Tu Nhiên. Cuối đời Đường đầu đời Ngũ Đại, Thiền Tông hưng thạnh, chùa thiền trên núi Thiên Thai rất nhiều, các vị như Đức Thiều, Sư Uẩn đã từng trụ Vân Cư, quy y cho Ngô Việt Vương, phục hưng di tích của ngài Trí Khải. Đức Thiều xây cất “Bảo Quốc Hoa Nghiêm Viện”. Rặng Thiên Thai có nhiều núi đẹp, cao lớn nhiều vẻ, suối chảy thác tuôn trắng tinh như dãi lụa. Có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng như: Thác treo kèo đá, Ráng đậu Xích Thành, Đêm trăng Quỳnh Đài, Buổi sáng mùa xuân ở Đào Nguyên…
Phóng Sinh Chuộc Tội     CÂU CHUYỆN NHÂN QUẢ : HAI TRĂM LẠNG BẠC     Tìm Thánh Tăng     Dùng Việc Phước Thiện Đãi Khách     Gỏi Sa Tế     Thế nào gọi là chuyển nghiệp ?     Vấn đề chánh tín và mê tín ?     Súp Bí Miso     Nghiệp “Câu Cá”     LỖ HỔNG MA-NI     


















Pháp Ngữ
Kẻ ác mắng người thiện,
Người thiện chẳng trả lời.
Nếu người thiện đáp trả,
Hóa ra ngu cả đôi.
Làm thinh, tâm mát mẻ,
Chửi mắng, miệng nóng sôi.
Khác chi khạc nước bọt,
Cứ tưởng bôi bẩn trời.
Té ra bọt rơi xuống,
Mặt mũi hứng đầy thôi.
Nếu ta bị người mắng,
Giả điếc, nghe không trôi.
Khác chi lửa chỗ trống,
Không chữa cũng tắt rồi.
Lửa giận xem cũng vậy,
Chỉ cháy vật làm mồi.
Tâm ta nếu bỏ trống,
Kẻ ác mỏi lưỡi, môi...

Ðã theo cái nghiệp học hành,
Muốn học cho thành, thứ tự phân minh.
Học cho rộng khắp sử kinh,
Hỏi cho cặn kẽ, đinh ninh mọi điều.
Nghĩ suy thận trọng đúng chiều,
Biện cho sáng tỏ, cao siêu, vững bền.
Trải qua bốn bước kể trên,
Cuối cùng vận dụng, đẹp thêm cho đời.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,924 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,189,720