---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Nhị Nghiệp
----------------------------- Pháp Số Căn Bản - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Hai Loại Nghiệp. Có nhiều pháp số về “Nhị Nghiệp”:
A. Dẫn Nghiệp và Mãn Nghiệp.
1. “Dẫn Nghiệp”, là hành động đưa đẩy chúng sinh đi đến một phương hướng nào đó – tức là sẽ sinh ra ở một loài nào đó trong các loài chúng sinh (Địa Ngục, Ngạ Quỉ, Súc Sinh v. v... ). Khi một chúng sinh sinh vào loài Người chẳng hạn, thì chúng sinh ấy phải mang lấy thân thể, hình dáng, các giác quan, tâm ý, cách thức sinh hoạt, đi đứng, nằm ngồi, ăn uống, ngủ nghỉ v. v... giống như bao nhiêu chúng sinh khác của loài Người; vì vậy, “Dẫn Nghiệp” cũng còn được gọi là “tổng báo nghiệp”.
2. “Mãn Nghiệp”, là hành động tự làm cho chính nó trở nên đầy đặn, chín muồi trong hướng đi tới của nó. Đã đành là khi sinh ra làm Người thì chúng sinh đó phải mang lấy thân thể, hình dáng v. v... của chung loài Người, nhưng trong cái thế giới loài Người đó, có người giống nam, có người giống nữ, có người xinh đẹp, có người xấu xí, có người thông minh, có người ngu dốt, có người hiền lành, có người ác độc, có người dễ thương, có người khó thương v. v..., có thể nói là “chẳng ai giống ai”, đó là cái kết quả của “Mãn Nghiệp”, và vì vậy, nó cũng còn được gọi là “biệt báo nghiệp”.
B. Cộng Nghiệp và Biệt Nghiệp
1. “Cộng Nghiệp” là do tạo những nghiệp nhân giống nhau mà nhiều chúng sinh sẽ sinh ra và cùng sống chung trong một hoàn cảnh (quả báo) giống nhau: những người cùng sinh ra trong một gia đình thì cùng thụ hưởng, chia xẻ nếp sống chung của gia đình ấy; một quốc gia đang ở trong tình trạng chiến tranh thì tất cả nhân dân trong quốc gia ấy đều phải chịu chung những bất hạnh, những tang tóc, những khổ đau cùng cực do chiến tranh gây ra; dân chúng ở những nước tân tiến thì sẽ hưởng được những tiện nghi vật chất đầy đủ hơn dân chúng ở những nước bán khai; v. v...
2. “Biệt Nghiệp” là mỗi chúng sinh phải nhận chịu nghiệp báo riêng của mình khi đang cùng sống chung với những chúng sinh khác trong cộng nghiệp như vừa nói trên. Do đã tạo những nghiệp nhân khác nhau mà những người dân của một nước đang trong thời kì chiến tranh, có người thì giàu sang nhờ chiến tranh, có người thì tán gia bại sản vì chiến tranh; có người thì phải vào sinh ra tử không trốn thoát được, nhưng cũng có người cứ ngày ngày ăn chơi phè phỡn như ở một nơi thanh bình; có người thì suốt đời lăn lóc trong trận mạc mà vẫn sống khỏe mạnh, nhưng cũng có người vừa đụng trận lần đầu đã mạng vong; có nhiều gia đình mà mọi người đã bị hi sinh hết trong chiến tranh, nhưng cũng có nhiều gia đình được an toàn trọn vẹn; v. v...
C. Định Nghiệp và Bất Định Nghiệp
1. “Định Nghiệp” là những nghiệp nhân chắc chắn phải đưa tới quả báo.
2. “Bất Định Nghiệp” là những nghiệp nhân không nhất định phải đưa tới quả báo. Trường hợp một ý niệm vừa khởi lên liền bị dập tắt ngay – tức là bị cho chìm xuống đáy Tàng Thức ngay – và từ đó, ý niệm ấy không bao giờ được có dịp hiện hành (tái xuất hiện trên mặt Ý Thức) nữa, có thể vì nó đã bị các Chủng Tử khác lấn áp làm cho tiêu hao, hoặc nó có thể đã bị chuyển hóa hoàn toàn, thì cái ý niệm ấy (nghiệp nhân) sẽ không đưa tới một quả báo nào cả.
D. Thiện Nghiệp và Ác Nghiệp
1. “Thiện Nghiệp” là những hành động mang tính chất từ bi, trí tuệ, sẽ đưa đến an lạc, giải thoát, giác ngộ.
2. “Ác Nghiệp” là những hành động phát xuất từ tham, sân, si v. v..., sẽ đưa đến sinh tử Luân Hồi.
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 二業 (Câu Xá Luận)
Một, Dẫn Nghiệp. Nếu nghiệp lành đời trước còn ảnh hưởng đến nay, sanh làm người thì được châu báu dồi dào, hưởng nhiều vui sướng. Nếu do nghiệp ác đời trước còn ảnh hưởng đến nay, sanh làm người thì cảm nhận thiếu thốn, khổ sở, chịu các khổ não. Đó gọi là Dẫn Nghiệp.
Hai, Mãn Nghiệp. Do tu nghiệp lành ở đời trước thì đời nay sanh vào nhà giàu có, nhờ đó càng tu các việc lành, dần dần sanh vào nhà quan chức quyền quý, cho đến quả lành được hoàn toàn viên mãn. Đó gọi là mãn nghiệp. Nếu do đời trước tạo nghiệp ác, đời này sanh ra nghèo nàn khốn khổ, từ đó càng tạo ra nhiều việc ác, dần dần sanh vào nhà bần cùng, cho đến kết quả hoàn toàn cực ác. Đó gọi là Mãn Nghiệp.
Gói Chay Kiểu Mễ     Nên Làm Những Gì Để Tạm Dời Bàn Thờ Phật     Hòa Thượng Thích Hải Tràng (1884-1972)     Phật Tử có được đọc sách của tôn giáo khác?     Ăn chay dùng trứng gà được không?     HAI QUỈ TRANH NHAU     Cư Sĩ Có Đời Sống Vợ Chồng Tu Tập Có Được Giải Thoát?     Thành Tâm Cầu Lời Khuyên, Vui Mừng Khi Được Góp Ý     Vọng tưởng, nhức đầu?     Không Phạm Tội “Hủy Hoại Kinh Sách”     


















Pháp Ngữ
Ðã nếm vị độc cư,
Ðược hưởng vị nhàn tịnh,
Không sợ hãi, không ác,
Nếm được vị pháp hỷ.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,623,165