---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Cưu Ma La Thập
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● (Kumarajiva, 344-413): gọi tắt là La Thập, người nước Qui-tư (Kucha, nay là địa khu Sớ-lặc của tỉnh Tân-cương, phía Nam dãy núi Thiên-sơn), là một trong bốn vị cao tăng dịch kinh nổi tiếng nhất ở Trung-quốc. Song thân ngài đều xuất gia, đầy đủ đức hạnh. Ngài tuổi nhỏ đã thông minh mẫn tuệ, 7 tuổi theo mẹ xuất gia, sang Thiên-trúc tham học với khắp các bậc tôn túc. Lúc đầu ngài theo học tiểu thừa, sau chuyển sang đại thừa. Ngài nghe nhiều nhớ giỏi, mới 11 tuổi đã ngang nhiên đối luận với các danh gia ngoại đạo mà không chịu thua kém một ai, danh tiếng vang khắp Ngũ-Trúc, người đương thời gọi là thần đồng. Năm 20 tuổi ngài trở về Qui-tư, thọ giới cụ túc, được quốc vương nước ấy thờ làm thầy. Đức hạnh của ngài được đồn đãi đến Trung-quốc. Vua nhà Tiền-Tần là Phù Kiên nghe danh ngài, liền sai tướng Lữ Quang đem quân tiến đánh Qui-tư (năm 383) để rước ngài về Trường-an.
Lữ Quang đánh thắng Qui-tư và rước được ngài La Thập, nhưng khi về đến nửa đường thì được tin nhà Tiền-Tần đã bị diệt, nhà Hậu-Tần thay thế. Lữ Quang bèn không về Tần, mà dừng lại ở Lương-châu (tỉnh Cam-túc ngày nay), tự xưng vương (năm 386), đóng đô ở Cô-tàng (cũng gọi là Hà-tây, nay là phố Vũ-uy, Cam-túc), đặt tên nước là Lương (sử gọi là Hậu-Lương, 386-403). Thế là ngài La Thập cũng phải ở lại Cô-tàng với Lữ Quang. Sau đó, vua Hậu-Tần là Diêu Hưng (394-416) sai tướng Diêu Thạc Đức đem quân đánh Hậu-Lương và rước được ngài La Thập về Trường-an – đó là năm 401, và như vậy, ngài La Thập đã ở lại Cô-tàng đến 15 năm. Tại Trường-an, ngài được Diêu Hưng rất mực kính trọng. Ông tôn ngài làm quốc sư, cúng dường cho ngài gác Tây-minh và vườn Tiêu-dao để làm đạo tràng phiên dịch kinh điển. Ngài trú tại đây suốt 12 năm; đến năm 413 ngài thị tịch, thế thọ 70 tuổi.
Ngài Cưu Ma La Thập cùng với ngài Huyền Trang ở đời Đường sau này, đã được coi là hai vị thánh tăng dịch kinh vĩ đại, không những của riêng Trung-quốc mà của lịch sử Phật giáo nói chung. Tổng số kinh luận mà ngài La Thập đã dịch, các sách kinh lục liệt kê không giống nhau: Theo Xuất Tam Tạng Kí Tập, ngài đã dịch cả thảy 35 bộ, gồm 294 quyển; theo Lịch Đại Tam Bảo Kỉ, ngài đã dịch được 97 bộ, gồm 425 quyển; theo Khai Nguyên Thích Giáo Lục, ngài đã dịch được 74 bộ, gồm 384 quyển. Các dịch phẩm của ngài, hầu hết là kinh luận đại thừa, trong đó có những bộ chính yếu như: Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Kinh, Tiểu Phẩm Bát Nhã Ba La mật Kinh, Kim Cương Bát Nhã Ba La mật Kinh, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh, A Di Đà Kinh, Di Lặc Thành Phật Kinh, Tọa Thiền Tam Muội Kinh, Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội Kinh, Phạm Võng Kinh, Thập Tụng Luật, Thập Trụ Tì Bà Sa Luận, Đại Trí Độ Luận, Thành Thật Luận, Trung Luận, Thập Nhị Môn Luận, Bách Luận, v.v... Các bộ luận kể trên đều là những bộ luận đại thừa được phiên dịch lần đầu tiên tại Trung-quốc. Các bộ kinh Bát Nhã, Pháp Hoa, A Di Đà, v.v... đã có ảnh hưởng lớn lao tới các tông phái Phật giáo ở đời sau (như các tông Tam Luận, Thiên Thai, Thành Thật, Tịnh Độ, và các học phái như Tứ Luận, Bồ Tát Thiền, tín ngưỡng Di Lặc v.v...). Bởi vậy, các dịch phẩm của ngài đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử phát triển của Phật giáo Trung-quốc nói riêng, và của toàn vùng Đông-Nam-Á nói chung.
Lại nữa, đạo tràng dịch kinh của ngài Cưu Ma La Thập, không phải chỉ là nơi chuyên việc dịch kinh, mà còn là một trung tâm giảng thuyết và giáo dục Phật giáo. Bởi vậy, nơi đạo tràng của ngài lúc nào cũng có hàng ngàn môn đồ vân tập tu học; ví dụ: khi ngài dịch Kinh Đại Phẩm Bát Nhã, hội trường có 500 người dự học; Kinh Duy Ma Cật có 1.200 người; Kinh Pháp Hoa có 2.000 người; v.v... Môn đồ của ngài có tất cả hơn 3.000 người, trong số đó có 80 vị được gọi là “đạt nhân”, và 4 vị nổi bật hơn cả, từng được người đương thời xưng là “tứ thánh”, đó là các ngài Tăng Triệu (384-414), Tăng Duệ (?-?), Đạo Sinh (355-434) và Đạo Dung (?-?).
----------------------------- Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội -----------------------------
● Tiếng Phạn là Kumàrajìva. Vị pháp sư danh tiếng, người nước Quy Tư, tinh thông ba tạng kinh điển Phật giáo, qua Trung Hoa vào cuối thế kỷ thứ tư, và dịch gần 400 bộ kinh từ chữ Sanskrit sang chữ Hán, phần lớn là những kinh Đại thừa quan trọng.
Hỏi: Khi kiết tập kinh điển có phân ra kinh Đại thừa và kinh Tiểu thừa không?     Bắt Ếch Bị Quả Báo     Cà Tím Cuốn Chả Đậu Hũ Chiên     Đến vô ngã thì sao?     Làm thế nào để tham cho đúng phương pháp Tổ sư thiền?     Công Tử Bưng Ghế     Khuyên Người Buôn Bán, Nông Phu, Thợ Thuyền     Chúng sanh không có duyên thì không thể độ, định nghiệp chúng sanh không thể chuyển?     Dĩ Tâm Ấn Tâm Hay Dĩ Tâm Truyền Tâm.     Những Tên Trộm Trong Tâm Bạn     




















































Pháp Ngữ
Chỉ hận sớm chẳng lo tu
Đến già nhiều điều lầm lỗi


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,710,443