---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Tứ Chủng Tam Muội
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 四種三昧 (Ma Ha Chỉ Quán)
Muốn lên quả vị Phật, không tu hành không lên được. Tu hành các pháp có nhiều, tóm lại có bốn. Tiếng Phạn là Tam Muội, tiếng Hoa là Chánh Định; còn gọi là điều trực định. Tâm hành của chúng sanh thường không hoà hợp, không ngay thẳng, không an định. Vào Tam Muội này thì có thể hoà hợp, ngay thẳng và an định (điều, trực, định), nên gọi là Tam Muội.
Một, Thường Tọa Tam Muội. Cũng gọi là nhất hạnh Tam Muội. Ngài Văn Thù trong Kinh Bát Nhã, trong 90 ngày, ở một mình trong tịnh thất, ngồi kiết già, trừ hết những niệm ác, bỏ hết loạn tưởng, tư duy chuyên nhất liên hệ với Pháp Giới, nhớ tưởng Pháp Giới. (hệ chuyên là chỉ. Nhất niệm là quán. Các pháp dung thông, tương thuộc, nên gọi là Pháp Giới). Tin tưởng tất cả pháp đều là Phật Pháp. Nếu ngồi đến mỏi mệt, hoặc khổ sở vì tật bệnh, hoặc buồn ngủ che lấp, hoặc Nghiệp Chướng đời trước nổi lên cũng không thể làm cho lùi bước, thì phải chí tâm niệm một danh hiệu Phật để cầu gia hộ. Trừ trường hợp đi kinh hành, ăn uống, đi đại tiểu ra ngoài, còn lại luôn luôn tiếp tục, không để khoảnh khắc bỏ không tu tập Tam Muội này. ở trong thời kỳ ấy, nếu siêng năng không lười biếng, niệm niệm nối tiếp, không gián đoạn, thì có thể phá trừ Nghiệp Chướng, hiển hộ được lý thật tướng.
Hai, Thường Hành Tam Muội. Còn gọi là Bát chu Tam Muội. Tiếng Phạn là Bát chu, tiếng Hoa là Phật lập. Phật lập có ba nghĩa,
01) Oai lực của Phật,
02) Lực Tam Muội,
03) Công đức sẵn có của hành giả có thể ở trong định mà thấy được mười phương Phật đứng ngay trước mặt, nên gọi là Phật lập. Dùng 90 ngày làm hạn kỳ, suốt ba tháng, không được nghỉ ngơi, miệng thường niệm lớn A Di Đà Phật; tâm thường tưởng A Di Đà Phật. Hoặc trước tưởng sau niệm hay ngược lại, hoặc tưởng niệm liên tục, không để ngưng nghỉ. Tam Muội này, rất có khả năng dứt trừ Nghiệp Chướng đời trước. Đối với các công đức thì Tam Muội này là đứng đầu.
(Tiếng Phạn là A Di Đà, tiếng Hoa là Vô Lượng Thọ).
Ba, Bán Hành Bán Tọa Tam Muội. Nếu dựa vào kinh Phương Đẳng thì kỳ hạn bảy ngày, chỉ trì tụng thần chú, xoay tròn 120 vòng. Xong một vòng đọc một thần chú, không nhanh không chậm. Xoay xong bèn ngồi xuống, suy tư về lý thật tướng. Nếu nương vào Kinh Pháp Hoa thì hai một ngày là kỳ hạn, chỉ tụng kinh này. Vì
Kinh nói: Có người nào hoặc đi hoặc đứng, đọc tụng kinh này, hoặc ngồi tư duy kinh này, ta (Phật) ngồi trên voi trắng sáu ngà, hiện ra trước mặt người đó. Đây là những Tam Muội vừa đi vừa ngồi.
Bốn, Phi Hành Phi Tọa Tam Muội. Cả đi và ngồi. Giờ nói chẳng đi chẳng ngồi, tuy chẳng đi chẳng ngồi; cũng có tên là Tam Muội tuỳ ý, có nghĩa là trong mọi lúc, trong mọi việc đều có thể quán sát tuỳ ý, không câu hệ thời hạn. Tâm luôn ở trong chỉ quán, niệm vừa loé lên liền biết vậy.
Ngày tân hôn thì phải chịu đựng sự đau khổ lạnh nhạt của chồng. Xin hỏi nên đối xử thế nào?     Nói bình đẳng mà còn ăn thịt chúng sanh thì như thế nào?     Lòng Mẹ     Gõ Cửa Thiền – Kiệt Tác     Đối Thoại Thiền     Vì Sao Nên Ăn Chay?     Có Nên “Hạn Chế Thắp Hương Vì Độc Hại”?     Kinh Điển Đạo Phật Nhất Định Phải Đọc Qua     Nhà Chùa Không Sử Dụng Bùa Ngải     Gõ Cửa Thiền – Thiền Đũa Bếp     



Tu sĩ: HT.Duy Lực
Thể loại: Học Thiền






[-] Dấu mục nghe pháp âm     [x] Tắt mục nghe pháp âm

















Pháp Ngữ
Khắp nơi trong cõi dương gian
Hận thù đâu thể xua tan hận thù
Chỉ tình thương với tâm từ
Làm tiêu oán hận, giải trừ hờn căm
Đó là định luật ngàn năm.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,504,346