---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Bà La Môn
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Brāhmaṇa (S, P), Bram Dze (T)
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Bramana: là tiếng Phạn, người Trung-quốc dịch là phạm hạnh, hay phạm chí, là một trong bốn chủng tộc ở Ấn-độ, chuyên phụng thờ Đại Phạm Thiên, tu hạnh trong sạch, đứng đầu trong bốn chủng tộc. Bốn chủng tộc cũng tức là bốn giai cấp dân chúng trong xã hội Ấn-độ thời cổ, do giáo thuyết Bà-la-môn đặt để. Bốn giai cấp đó là:
1. Giai cấp Bà-la-môn (Brahmana), tức là giai cấp Tăng-lữ (hay giáo sĩ) của đạo Bà-la-môn. Các giáo sĩ Bà-la-môn tự cho rằng, khi Phạm Thiên sinh ra loài người thì chủng tộc của họ đã được sinh ra từ miệng ngài. Chỉ có họ mới có thể tiếp xúc trực tiếp với thần linh, cho nên, chỉ có họ mới thông hiểu được các kinh Phệ Đà; và cũng chỉ có họ mới có quyền cúng tế, xướng tụng và giảng dạy các kinh điển ấy. Để củng cố địa vị và áp chế các giai cấp khác, họ đã tạo ra bộ luật Mã Nỗ (Manu), tự cho mình là giai cấp trên hết và tôn quí nhất trong xã hội, phải nắm độc quyền về tôn giáo, tư tưởng, học thuật và giáo dục, bắt buộc ba giai cấp dưới phải tuân phục. Một cách cụ thể, họ tự ban cho mình 6 đặc quyền sau đây: -học tập kinh điển Phệ Đà; -giảng dạy kinh điển Phệ Đà; -tự cúng tế cho mình; -cúng tế cho người khác; -thọ nhận của cúng dường; và -bố thí cho người khác. Cuộc đời một người Bà-la-môn được chia làm bốn thời kì, thời kì đầu tiên gọi là “thời kì phạm hạnh”: cậu bé Bà-la-môn lên 8 tuổi thì rời nhà, theo thầy học tập, ròng rã 12 năm, giữ giới bất dâm, học các kinh Phệ Đà và thực tập các lễ nghi tế tự. Thời kì thứ hai gọi là “thời kì gia trú”: cậu bé bây giờ đã 20 tuổi, trưởng thành, được thầy cho trở về nhà, sống đời bình thường, cưới vợ sinh con, làm ăn xây dựng sự nghiệp, thờ phượng tổ tiên. Kế tiếp là “thời kì lâm thê”: người Bà-la-môn này, khi đến tuổi già thì nhường hết gia sản cho các con, vào ở rừng tu khổ hạnh, chuyên tâm tư duy, tham dự các sinh hoạt tôn giáo. Sau hết là “thời kì lánh đời”: bỏ hết những gì dính mắc đến thế tục, mặc áo thô, xách bình nước, đi du hành đây đó.
2. Thứ đến là giai cấp Sát-đế-lị (Ksatriya), mà theo giáo thuyết Bà-la-môn, đã được sinh ra từ hai tay của Phạm Thiên. Họ là lớp người thuộc các dòng họ vua chúa, quí tộc, tướng quân, được nắm các quyền hành về chính trị và quân sự, nói chung là quyền cai trị. Họ có toàn quyền sinh sát đối với nhân dân và xem lãnh thổ cai trị như vật tư hữu của dòng giống họ.
3. Đứng hàng thứ ba là giai cấp Phệ-xá (Vaisya), theo giáo thuyết Bà-la-môn, đã được sinh ra từ bắp đùi của Phạm Thiên, gồm những thành phần giàu có thuộc lớp thượng lưu và trung lưu trong xã hội. Họ thường được gọi là trưởng giả, bao gồm những thương gia, địa chủ, hương chủ, hoặc là chủ nhân các xưởng tiểu công nghệ.
4. Giai cấp thấp nhất là Thủ-đà-la (Sudra), theo giáo thuyết Bà-la-môn, đã được sinh ra từ bàn chân của Phạm Thiên. Đây là giai cấp của thợ thuyền, lao động, nông dân, binh lính. Giới này chiếm đại đa số dân chúng, nhưng cũng là giới nghèo khổ nhất trong bốn giai cấp. Họ phải làm mọi công việc nặng nhọc và nguy hiểm mà ba giai cấp trên không bao giờ phải đụng tay tới.
Ngoài ra, dưới bốn giai cấp trên còn có giới “ngoại cấp”, được gọi là Ba-lị-a (Pariah) hay Chiên-đà-la (Candala). Thủ-đà-la đã là giai cấp thấp nhất rồi, nhưng vẫn còn có “cấp”; đàng này, Chiên-đà-la không được thuộc cấp nào cả. Họ gồm những bộ lạc thổ dân đã từng bị thua trận trong các cuộc xâm lăng của giống người Arya thuở trước. Họ là lớp người nghèo hèn nhất, có số phận bi đát nhất, bị áp bức tàn nhẫn nhất. Luật Mã Nỗ nói rằng, Chiên-đà-la là loại người sinh ra chỉ để làm nô lệ. Bởi vậy, họ phải làm tất cả mọi công việc cực nhọc, dơ dáy như chăn trâu, nuôi và giết súc vật, thợ cạo, hốt phân, tôi tớ, ăn mày v.v... Cũng theo luật ấy, giới này bị coi là giống ti tiện, ô trược, cho nên họ không được vô tình hay cố ý đụng vào người hoặc nói năng đụng chạm đến những người ở các giai cấp trên, nhất là Bà-la-môn và Sát-đế-lị. Nếu lỡ phạm phải, họ có thể bị đánh đập tàn nhẫn, thậm chí có thể bị giết chết mà không ai bênh vực cả.
Tất cả các giai cấp đều có tính cách “cha truyền con nối”; ai sinh ra ở giai cấp nào thì phải chấp nhận và ở yên trong giai cấp đó, không thể thay đổi tình trạng được!
Bà-la-môn giáo phục hưng. Bà-la-môn giáo (Brahmanism) là tôn giáo chính thống và độc tôn của Ấn-độ từ mấy ngàn năm trước khi đức Phật ra đời. Từ thế kỉ thứ 7 tr. TL, nhiều trào lưu tư tưởng mới ra đời, có khuynh hướng chống lại tính cách chính thống của Bà-la-môn giáo, nhất là từ khi đức Thích Ca Mâu Ni khai sáng Phật giáo, được sự ủng hộ nhiệt tình của nhiều vị quốc vương anh minh nổi tiếng, vô số giáo sĩ và tín đồ Bà-la-môn phát tâm qui y Phật giáo, thì thế lực của Bà-la-môn giáo trở thành suy yếu dần, mất đi chỗ đứng tối thượng trong xã hội Ấn-độ. Trước nguy cơ đó, họ dần dần chấn chỉnh lại các giáo thuyết, thu thập một số giáo lí của Phật giáo và Kì-na giáo (Jaina), cùng những tập tục, tín ngưỡng của dân gian. Từ khoảngthế kỉthứ 4 tr. TL, Tân Bà-la-môn giáo được hình thành, tức cũng gọi là Ấn-độ giáo (Hinduism). Cho đến thế kỉ thứ 4 TL thì dần dần hưng thịnh; và đến thế kỉ thứ 7, thứ 8 thì trở nên cực thịnh. Nhiều hệ phái triết học thuộc Ấn giáo trước sau xuất hiện, trong đó, sáu triết hệ Nhân Minh (Nyayika), Thắng Luận (Vaisesika), Số Luận (Sankhya), Du Già (Yoga), Thanh Luận (Purva-mimamsa), và Phệ-đàn-đa (Vedanta) là có uy thế hơn cả. Các học phái này đều có các bậc luận sư lỗi lạc. Họ thường tổ chức các cuộc tranh luận, hoặc viết luận thuyết để công khai bài xích Phật giáo; tìm mọi cách để triệt hạ uy tín Phật giáo trước công chúng. Dần dần các vua chúa cũng quay về ủng hộ họ, làm cho thế lực của họ ngày càng mạnh mẽ, gần như chiếm lại địa vị chí tôn của họ ngày xưa.
----------------------------- Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội -----------------------------
● Bà La Môn xứ này gọi là Tịnh Duệ, nòi giống trong sạch. 
Hòa Thượng Thích Tuệ Đăng (1927-1997)     Khi Tượng Sư Tử Đỏ Mắt     Ðộng vật chết rồi có đầu thai chăng?     Trốn Nhà Đi Xuất Gia Được Không?     NIỆM PHẬT ĐƯỢC THẤY PHẬT     Nguyện Lực Của Phật A Di Đà     Khuyên Những Kẻ Mê Đắm Lầu Xanh     Ảo Tưởng     Cộng Nghiệp     Gõ Cửa Thiền – Độ Chính Xác     


















Pháp Ngữ
Nhược năng chuyển cảnh
Tắc đồng Như Lai


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,611,642