---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Thập Nhị Loại Sanh
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 十二類生 (Lăng Nghiêm Kinh)
Các loài hữu tình do điên đảo, vọng tưởng khởi lên hoặc (mê lầm), tạo ra nghiệp. Tùy theo nghiệp mà cảm Thọ Quả báo không giống nhau, nên có 12 loại.
Một, Noãn Sanh. Noãn Sanh là từ trứng mà sanh ra. Đây là loài hữu tình mê lầm do hư vọng, điên đảo mà khởi lên nghiệp loạn tưởng bay lên trời hay lặn xuống nước, hoặc nghiệp hòa hợp, nên cảm quả báo sanh vào loài này, tức là các loại cá, chim, rùa, rắn.
(Loài bay lên hay lặn xuống nếu niệm tưởng nhẹ nổi thì làm loài chim. Nếu tình niệm chìm nặng thì quả báo làm loài cá, rắn).
Hai, Thai Sanh. Thai Sanh là từ bào thai mà sanh ra. Loài hữu tình này mê lầm do ái dục tạp nhiễm mà ra rồi khởi lên nghiệp loạn tưởng hoành thụ. Hoặc và nghiệp tương quan cho nhau, nên cảm quả báo sanh ra loại này, tức là các loại người, súc sanh, rồng, tiên.
(Hoành thụ là thân người thẳng đứng, súc sanh nằm ngang. Vì tu tập Chánh Đạo mà được làm thân người, nên thân thẳng đứng. Vì làm theo tà đạo mà cảm quả báo làm loài súc sanh, nên thân nằm ngang).
Ba, Thấp Sanh. Thấp Sanh là từ chỗ ẩm thấp mà sanh ra. Vì loài hữu tình này mê lầm do chấp trước, khởi lên nghiệp loạn tưởng phiên phúc. Hoặc và nghiệp hòa hợp, nên cảm quả báo mà sanh ra loại này, tức là loài ngọ ngoạy cử động. (Phiên phúc tức là phi phục loại: Loài bay lên và loài nằm ở trong đất).
Bốn, Hóa Sanh. Hóa sanh là không mà bỗng có, hoặc là lìa hình cũ này mà đổi sang chất mới kia là hóa sinh vậy. Vì loài hữu tình này mê lầm do biến dịch điên đảo mà khởi lên nghiệp loạn tưởng bỏ cũ theo mới. Hoặc và nghiệp hòa hợp, nên cảm quả báo sanh ra loại này, tức là loại lột xác bay lên không trung.
(Lột xác bay lên không trung là như con tằm lột xác thành con ngài, như chim sẻ hóa ra con sò).
Năm, Hữu Sắc. Hữu sắc là của vật hữu tình làm trở ngại sự phát ra ánh sáng. Vì loài hữu tình này mê lầm do điên đảo chướng ngại khởi lên nghiệp tinh diệu loạn tưởng. Hoặc và nghiệp rõ ràng, nên cảm quả báo sanh ra loài này, tức là loại hưu cữu tinh minh.
(Hưu cữu tinh minh là các sao, như sao tốt gọi là hưu, sao xấu gọi là cữu. Đoạn đóm, ngọc trai đều là loài tinh minh).
Sáu, Vô Sắc. Vô Sắc là không có hình sắc. Vì loài hữu tình này mê lầm do điên đảo tỏa tán khởi lên nghiệp âm ẩn loạn tưởng. Hoặc và nghiệp tối tăm, nên cảm quả báo sanh ra loài này, tức là loài không tán tỏa trầm.
(Không tán tỏa trầm là sắc hết tâm mất, chán không, dứt hết tướng, chìm trong tối tăm u ẩn, tức là loài ngoại đạo ở cõi vô sắc).
Bảy, Hữu Tưởng. Hữu tưởng là từ ức tưởng sanh ra. Vì loài hữu tình này mê lầm do điên đảo vọng tưởng, khởi lên nghiệp tiềm kết loạn tưởng. Hoặc và nghiệp hòa hợp, nên cảm quả báo sanh ra loài này, tức là loài quả thần tinh linh.
(Võng tượng dường có dường không. Tiềm kết tức là ẩn phục: núp kín; kết tức ngưng đọng).
Tám, Vô Tưởng. Vô tưởng là tâm tưởng hôn mê, không biết gì hết. vì loại hữu tình này, mê lầm do ngu si, ương ngạnh rồi khởi lên nghiệp khô cảo loạn tưởng. hoặc và nghiệp hòa hợp nên cảm quả báo sanh ra loại này, tức loài đất, cây, vàng, đá do tinh thần hóa ra.
(Tinh thần: linh hồn. Gọi chung những cái thuộc về vô hình. Tinh thần hóa ra đất, cây, vàng, đá là như hoa biến sanh tinh, như ngoại đạo Hoàng đầu hóa ra đá).
Chín, Phi Hữu Sắc. Phi hữu sắc là tuy có hình sắc nhưng vay mượn cái khác mà làm nên. Vì loại hữu tình này, mê lầm do dối trá tương đãi (tự và tha đối đãi nhau, nhờ đó tồn tại), khởi lên nghiệp nhân y loạn tưởng. Hoặc và nghiệp tương nhiễm, nên cảm quả báo phi hữu sắc tướng thành sắc, tức loài sứa lấy con tôm làm mắt. (Phi Hữu Sắc Tướng Thành Sắc, như con sứa vốn không phải loài sắc tướng, nên nói chẳng có sắc tướng mà lấy bọt nước làm thân, lấy con tôm làm mắt, nên gọi là thành sắc).
Mười, Phi Vô Sắc. Phi vô sắc là vì dùng âm thinh trù ếm mà có khả năng thành hình. Vì loài hữu tình này, mê lầm do điên đảo về tướng dẫn đến sai lầm về tánh, rồi khởi lên nghiệp nương tựa vào nhau, nên cảm quả báo phi vô sắc tướng vô sắc, tức là loài trù ếm cầu đảo sự sống.
(Phi Vô Sắc Tướng Vô Sắc là như con tôm, con ểnh ương từ chính loại nó sanh ra, không mượn ở loài khác, nên gọi là không phải là không có sắc tướng. nhờ âm thinh mà sanh ra, nên gọi là vô sắc. Trù ếm cầu đảo sự sống: Chú trớ yếm sanh là chú trớ tức kêu gọi; yếm tức đảo: khấn vái, cầu đảo. Như con ểnh ương nhờ âm thinh phụ vào với trứng sau đó sanh ra và lớn lên; nếu không có âm thinh thì hư hoại. Chim khổng tước mái nghe tiếng khổng tước trống kêu thì có mang sanh chim con. Các loài vật này đều do khẩn cầu mà sanh vậy.
Mười một, Phi Hửu Tưởng. Phi hữu tưởng là mượn thân của người khác làm thân của mình. Vì loài hữu tình này, sai lầm do điên đảo vu oan cho người, khởi lên nghiệp hồi hỗ loạn tưởng. Hoặc và nghiệp hòa hợp, nên cảm quả báo phi hữu tưởng tướng thành tưởng.
(Vu võng là vu oan, vu cáo: nói sai sự thật. Hồi hổ giống như thay đổi cho nhau. Bồ lư tức con tò vò, lấy con trùng xanh mà cho là con của mình; đó là nghĩa lộng giả thành chân, chuyển đổi cho nhau. Phi Hữu Tưởng Tướng Thành Tưởng là như con trùng xanh không phải loài tò vò, nên gọi là phi hữu tưởng tướng mà có thể trở thành con của mình, nên gọi là thành tưởng).
Mười hai, Phi Vô Tưởng. Phi Vô Tưởng là tuy là người thân thuộc mà trở thành kẻ thù giết hại lẫn nhau. Vì loài hữu tình này sai lầm do oán hận điên đảo, khởi lên nghiệp sát hại vọng tưởng. Hoặc và nghiệp hòa hợp mà cảm quả báo phi vô tưởng tướng vô tưởng, tức là loài chim thổ kiêu…dựa vào cục đất mà làm thành con của mình, và chim phá kính lấy trái độc ấp thành con của mình. Khi con lớn lên thì cha mẹ đều bị con ăn. (Phi Vô Tưởng tướng vô tưởng là cha mẹ có tình thương nên gọi là phi vô tưởng tướng, về sau lớn lên, cha mẹ bị ăn, nên gọi là vô tưởng. Thổ kiêu là loài chim ăn thịt cha. Hình thù của nó giống chồn còn mắt thì giống cọp; nay gọi là chim).
Thương Con Đúng Nghĩa     Khuyên Những Kẻ Mê Đắm Lầu Xanh     CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH     Hỏi Xin cho biết loại thực phẩm rau đậu nào có nhiều calcium và iron nhất.     Phật Tử Thọ Giới Bồ-Tát Có Phải Trường Trai & Tuyệt Dục?     Bất Bạo Động     Mì Căn Non Hầm Đậu Phộng     Hòa Thượng Thích Thiện Bản (1884-1962)     Cao Tăng Dị Truyện – Tổ thứ 8 Tôn Giả Phật Đà Nan Đề (Buddhanandi)     CÁNH DIỀU VƯƠN CAO     


















Pháp Ngữ
Đầy tràn vui sướng kiếp này
Sướng vui cũng lại tràn đầy kiếp sau:
Người làm nghiệp thiện vui sao
Nhủ lòng: "Mình tạo biết bao phước lành!"
Kiếp sau sẽ được tái sinh
Vào nơi hạnh phúc an bình chứa chan.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,530,217