---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Hoàng Bá
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Huang Po (C).
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● (?-850): tức thiền sư Hi Vận, rất có danh tiếng ở cuối đời Đường. Ngài là người Phúc-kiến, không rõ họ gì, thuở nhỏ xuất gia ở chùa Kiến-đức, trên núi Hoàng-bá tại tỉnh Phúc-kiến. Ngài thông minh mẫn nhuệ, học thông nội ngoại điển, được người đời xưng là Hoàng Bá Hi Vận. Tướng mạo của ngài thật kì lạ, mình cao gần 3m, trên trán nổi lên cục thịt giống như hạt châu, nên có hiệu là Nhục Châu. Một hôm ngài đi dạo núi Thiên-thai, tình cờ gặp một vị tăng. Hai người nhìn nhau vui mừng như người quen cũ, rồi sánh vai cùng đi. Tới một dòng suối lớn, nước chảy mạnh, vị tăng giục ngài lội qua suối. Ngài nói: “Muốn qua thì hãy qua trước đi!” Vị tăng liền vén áo bước trên sóng nước mà đi, như đi trên mặt đất. Sang tới bờ bên kia, vị tăng vẫy tay gọi bảo: “Qua đây! Qua đây!” Ngài vỗ tay rồi hét lớn: “Chỉ biết có mình! Nếu ta biết sớm, chắc chắn đã chặt bắp đùi ngươi.” Vị tăng liền khen: “Ngươi quả là pháp khí của đại thừa. Ta thật chẳng sánh kịp!” Vị tăng nói xong thì không thấy đâu nữa. Sau, nhờ một bà lão chỉ bảo, ngài tìm đến yết kiến tổ Bách Trượng Hoài Hải (720-814), được tổ truyền tâm ấn, tiếng tăm lừng lẫy một thời, người đời khen ngợi là pháp khí của đại thừa. Về sau ngài lên ở núi Hoàng-bá, cổ xúy tâm yếu “truyền thẳng từng người” (trực chỉ đơn truyền), người học từ bốn phương vân tập về đông đúc. Từ đó, núi Hoàng-bá đã trở thành một đạo tràng lớn của Thiền Tông Trung-quốc. Người đời kính mộ ngài đến nỗi đã lấy tên núi Hoàng-bá làm thành tên ngài; không những thế, những nơi ngài được thỉnh đến để hoằng pháp, đều được đặt tên là Hoàng-bá, như hai ngọn núi Thứu-phong và Tiểu-lư ở Giang-tây đều được gọi tên là núi Hoàng-bá. Đến như, khi hệ phái của ngài được truyền sang Nhật-bản, chẳng những tông Hoàng Bá được thành lập, mà ngọn núi được chọn làm đạo tràng trung tâm của tông này cũng được đặt tên là núi Hoàng-bá.
Ngài viên tịch năm 850, không biết tuổi thọ (vì không rõ năm sinh), được ban thụy hiệu là Đoạn Tế thiền sư. Pháp ngữ của ngài đã được người bạn thân đương thời là tiết độ sứ Bùi Hưu sưu tập làm thành quyển ngữ lục tên là Hoàng Bá Sơn Đoạn Tế Thiền Sư Truyền Tâm Pháp Yếu, đến nay vẫn còn. Trong số môn đồ của ngài, Lâm Tế Nghĩa Huyền (?-867) là vị cao đồ đắc pháp và xuất sắc nhất, đã thừa kế và làm rạng rỡ Tông môn, thanh thế càng vượt trội hơn nữa.
Tại sao không niệm Bổn sư Thích-ca mà chỉ niệm Phật A-di-đà?     Nấm Đùi Gà Kho Tộ     Ruồi, Kiến Cùng Đòi Mạng     Khuyên Người Đừng Ăn Cua     Cao Tăng Dị Truyện – Tổ thứ 21 Tôn Giả Bà Tu Bàn Đầu (Vasubandhu)     Từ tin Phật đến thành Phật mất bao lâu?     Đậu Hũ Ky Cuốn Sả     Sái Tịnh     Tâm ấn là cái gì? Và truyền tâm ấn là thế nào?     Vịt Quay Chay     


















Pháp Ngữ
Tự cắt dây ái dục,
Như tay bẻ sen thu,
Hãy tu đạo tịch tịnh,
Niết bàn, Thiện Thệ dạy.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,457,702