---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Phúc Huệ
----------------------------- Từ Điển Thiền Tông Hán Việt - Hân Mẫn - Thông Thiền -----------------------------
● 福 慧 (1869-1945). Danh tăng cận đại, tên Nguyễn Tấn Giao, người làng Phú Thành, phủ An Nhân (nay là ấp Phú Thành, xã Nhân Thành, huyện An Nhân, tỉnh Bình Định), miền Trung Việt Nam. Năm 12 tuổi, sư được cha mẹ cho phép xuất gia tại chùa Thập Tháp, thụ giới với Hòa Thượng Chí Tịnh (Minh Lý), được ban pháp hiệu là Phúc Huệ. Ít lâu sau, sư theo học với Hòa Thượng Từ Mẫn. Năm 19 tuổi trở về giữ chức Thủ khố của chùa Thập Tháp. Năm 20 tuổi sư theo học với Hòa Thượng Luật Truyền ở Phú Yên. Sư thọ đại giới năm 1889 và đắc pháp năm 1892 với Hòa Thượng Luật Truyền. Khi bản sư viên tịch, sư trở về Tổ đình Thập Tháp thọ tang rồi ở lại học với sư huynh là Tăng cang Vạn Thành vừa mới được suy cử làm tân trụ trì Tổ đình này. Sau 10 năm chuyên tâm tu học, phát huy đạo tâm và trí huệ sẵn có, sư đã bác thông kinh điển, Bách gia chư tử và có khả năng giáo hóa nhuần nhuyễn, đạo vị vào bậc nhất thời bấy giờ, nên người đời trân tặng mỹ hiệu “Phật pháp thiên lý câu” (Con ngựa tinh thông Phật pháp chạy được ngàn dặm). Năm 1894, sư trụ trì chùa Phổ Quang ở huyện Tuy Phúc (nay ở xã Phướng Thuận). Năm 1901, sư được triều đình ban cho giới đao và độ điệp làm Tăng cang chùa Thập Tháp. Năm 1908, sư được mời ra Hoàng cung thuyết pháp, đồng thời cũng để khai giảng một khóa giảng kinh tại chùa Trúc Lâm. Các vua Thành Thái, Duy Tân và Khải Định đều mời sư vào cung thuyết pháp nên được triều đình, sơn môn đồ chúng tôn xưng Quốc sư. Năm 1920, Quốc sư mở các lớp nội điển tại chùa Thập Tháp và Long Khánh. Năm 1929 làm chủ giảng tại chùa Trúc Lâm ở Huế. Năm 1932, Quốc sư cùng các bậc Tôn túc ở đất Thần kinh thành lập hội An Nam Phật Học và xuất bản tờ báo Viên Âm, cổ xúy phong trào chấn hưng Phật giáo. Nhiều Phật học đường từ Tiểu học đến Đại học được mở ở các chùa Trúc Lâm, Tây Thiên, Kim Sơn, Báo Quốc, Diệu Đức v. v… Năm 1937, Quốc sư kế tục trụ trì chùa Thập Tháp. Từ đó, Quốc sư ở hẳn tại Bình Định làm Đốc giáo cho lớp Trung đẳng mở tại chùa Long Khánh. Quốc sư là cây đại thụ của nền Phật giáo không chỉ ở Trung kỳ, mà còn tỏa bóng xuống phần đất Nam kỳ nữa. Sau khi Quốc sư thị tịch, Hòa Thượng Trí Hải trụ trì chùa Bích Liên Bình Định đề 4 câu thơ tại tháp của Quốc sư như sau:
“Nguy nhiên nhất cao tháp
Độc tọa Đồ Bàn đông
Ngoại thị hữu vi tướng
Trung tàng Vô tướng Ông”.
“Cao thay một ngọn tháp
Độc chiếm đông Đồ Bàn
Ngoài bày hữu vi tướng
Trong ẩn vô tướng Ông”.
Khuyên Chồng Hướng Thiện     An Sĩ Toàn Thư – Quyển Một – Không Mở Tiệc Mừng, Dùng Tiền Giúp Người Nghèo     Mạng sống con người quan trọng hơn, nên cần phải được tôn trọng và bảo vệ hơn loài vật     Thuốc Và Trái cây – Thương Gia     Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa ( Phần 2 ) – Bình Đẳng     Có nên tin vào năm hạp (kỵ) tuổi?     Hủ Tíu Xào     Khi nghe pháp tay vẫn lần chuỗi niệm Phật có lỗi không?     Gỏi Khổ Qua     XIN CHO BIẾT VỀ NHỮNG THIỀN SƯ NỔI TIẾNG Ở GIA ĐỊNH THẾ KỶ XIX ĐƯỢC MỜI RA KINH ĐÔ HUẾ DẠY ĐẠO     


















Pháp Ngữ
Dạy con trung hiếu, con vẻ vang,
Dạy con trí xảo, con dở dang.
Cư xử khiêm nhường là sức mạnh,
Giữ lòng lương thiện, đỡ nguy nan.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,924 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,187,995