---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Nhị Thừa
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Dviyāna (S), Two Vehicles.
----------------------------- Danh Từ Thiền Học - HT Duy Lực -----------------------------
● 二乘. Duyên Giác thừa với Thanh Văn thừa hoặc gọi là Trung Thừa, Tiểu Thừa, nói chung là Nhị thừa.

Nhị Tử
● 二死. 1. Là phần đoạn sanh tử của phàm phu: từ thân này chuyển qua thân kia, như từ thân người chuyển qua thân thú.
2. Là biến dịch sanh tử của bậc thánh, như: từ La Hán biến Bích Chi, từ Bích Chi biến Sơ Địa Bồ Tát, từ Sơ Địa biến Nhị Địa… gọi chung là Nhị Tử.
----------------------------- Pháp Số Căn Bản - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Hai Con Đường - hay Hai Cỗ Xe. Giáo pháp của Phật chỉ có một con đường duy nhất là đưa đến sự chứng ngộ trí tuệ rộng lớn của chư Phật. Nhưng vì người tiếp nhận và thực hành giáo pháp ấy có nhiều căn cơ khác nhau, cao thấp không đều, cho nên Đức Phật đã tùy theo mỗi trình độ mà khai thị cho những con đường khác nhau. Đó là tính cách “Khế Cơ” của đạo Phật. Một cách tổng quát thì có hai con đường (hay hai cỗ xe):
1. Con đường nhỏ (hay cỗ xe nhỏ – Tiểu Thừa): là con đường tự độ của những vị quá nhàm chán cõi thế gian vô thường, vô ngã, đầy khổ não, chỉ muốn chóng giải thoát khỏi ba cõi, đạt được quả vị A La Hán hay Bích Chi Phật, rồi nhập Niết Bàn. Khuynh hướng này về sau trở thành một trong hai hệ phái lớn của Phật giáo, – sử thường gọi là Phật Giáo Tiểu Thừa được truyền bá sang các nước phía Nam và Đông Nam Ấn Độ (như Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, v. v... ), cho nên cũng được gọi là Phật giáo Nam Tông (hay Nam Truyền).
2. Con đường lớn (hay cỗ xe lớn – Đại Thừa): là con đường của những vị có tình thương rộng lớn, ý chí dũng mãnh, vừa nỗ lực giúp cho chính mình đạt được an lạc giải thoát mà cũng vừa giúp đời kiến tạo hạnh phúc. Họ luôn luôn vì mọi người và mọi loài mà tu tập và thực hiện hạnh Bồ Tát. Mục đích của họ là hoàn thành sự nghiệp giác ngộ toàn vẹn của chư Phật. Khuynh hướng này về sau trở thành một trong hai hệ phái lớn của Phật giáo, – sử gọi là Phật Giáo Đại Thừa – được truyền bá sang các nước phía Bắc và Đông Bắc Ấn Độ (như Nepal, Tây Tạng, Trung Hoa, v. v... ), cho nên cũng được gọi là Phật Giáo Bắc Tông (hay Bắc Truyền)
Ở một mặt khác, “hai con đường” (hay “hai cỗ xe) cũng còn được dùng để chỉ cho hai bậc Thanh Văn (Thanh Văn Thừa) và Duyên Giác (Duyên Giác Thừa). Giáo pháp căn bản của người tu học theo con đường Thanh Văn là “bốn sự thật” (Tứ Đế), và quả vị cuối cùng của họ là A La Hán. Trong khi đó, những người tu học theo con đường Duyên Giác (hay Độc Giác) thì chuyên quán sát cái vòng nhân quả “mười hai nhân duyên” (Thập Nhị Nhân Duyên) mà giác ngộ được chân lí và đạt được quả vị Phật Bích Chi. Trong kinh Đại Niết Bàn (Phẩm 22), Đức Phật bảo Bồ Tát Lưu Li Quang: “Chớ nghĩ rằng, tôi nghe pháp rồi trước tự độ mình, sau sẽ độ người; trước tự giải thoát rồi sau sẽ giải thoát cho người;... Trước phải vì người, sau mới vì mình. Nên vì Đại Thừa chứ không nên vì nhị thừa... ” Chữ “Đại Thừa” ở đây Đức Phật dùng để chỉ cho cỗ xe Bồ Tát; còn chữ “nhị thừa” là chỉ cho các cỗ xe Thanh Văn và Duyên Giác. Vậy theo ý nghĩa này thì cả Thanh Văn và Duyên Giác đều được gọi chung là Tiểu Thừa.
Tóm tắt lại, danh số “Hai Cỗ Xe” (nhị thừa) có thể dùng trong hai trường hợp: một là để chỉ cho cỗ xe nhỏ (Tiểu Thừa) và cỗ xe lớn (Đại Thừa); hai là để chỉ cho cỗ xe Thanh Văn (Thanh Văn Thừa) và cỗ xe Duyên Giác (Duyên Giác Thừa).
GHI CHÚ: Tiểu Thừa và Đại Thừa đã là hai thực thể đối nghịch nhau rong suốt hai ngàn năm qua trong lịch sử truyền bá và phát triển của Phật giáo. Thật ra, Tiểu Thừa hay Đại Thừa, chỉ nói lên cái tình hình chuyển biến của tư tưởng Phật giáo theo nhu cầu phát triển của trí tuệ qua các giai đoạn lịch sử mà thôi. Ngày nay, Phật giáo không phải chỉ đóng khung ở các nước Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, hay Tây Tạng, Việt Nam, Nhật Bàn v. v... nữa, mà nó đang có mặt như ánh sáng mặt trời ở khắp năm châu bốn biển. Tinh thần tu học Phật Pháp của con người hiện đại cũng không còn câu nệ vào Tiểu Thừa hay Đại Thừa nữa. ở Việt Nam chẳng hạn, từ thập niên 50, Phật giáo Nam Tông đã song hành phát triển với Phật Giáo Bắc Tông một cách chính thức và nhịp nhàng. Các quốc gia Tây phương gần đây đã và đang tiếp nhận nhiều dòng Phật học khác nhau đến từ Tây Tạng, Tích Lan, Trung Hoa, Đại Hàn, Việt Nam, Nhật Bàn, Thái Lan v. v... Cho nên Ý Thức phân biệt cực đoan giữa Tiểu Thừa và Đại Thừa đã đến lúc phải được tẩy xóa khỏi Tâm Thức của người tu học trong thời đại ngày nay. Trong cái nhìn mới, Phật giáo không có sự mâu thuẫn quyết liệt giữa Tiểu Thừa và Đại Thừa, mà chỉ có những pháp môn hành trì khác nhau đưa đến những trình độ tu chứng khác nhau, chỉ có những sự Phát Tâm mạnh yếu khác nhau đưa đến những thành quả phụng sự lớn nhỏ khác nhau; vả chăng chỉ có một nền Phật Giáo Nguyên Thỉ (chỉ cho nền Phật học tối cổ thời Phật tại thế) và một nền Phật Giáo Phát Triển (chỉ cho nền Phật học từ sau thời Phật tại thế cho đến ngày nay); mà nền Phật Giáo Nguyên Thỉ luôn luôn là nền tảng căn bản cho nền Phật giáo Phát triển.
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 二乘 (Hoa Nghiêm Kinh Sớ)
Một, Lâm Môn Tam Xa. Dụ cho quyền giáo Tiểu Thừa, ở phẩm thí dụ trong Kinh Pháp Hoa. Người của bậc Tam Thừa ở ngoài cửa nhà cháy, mong mỏi ba xe dê, nai, trâu ra khỏi nhà lửa, dùng để ví dụ bậc Tam Thừa nương Tứ Đế, mười hai nhân duyên, sáu độ v. v… mà tu hành, được ra khỏi sanh tử. Đó gọi là Lâm Môn Tam Xa.
Hai, Lộ Địa Ngưu Xa. Dụ cho thật giáo Đại Thừa. Kinh Pháp Hoa, phẩm Thí dụ. Các con đã ra khỏi nhà lửa, đến ngã tư đường ngồi đó, cho cùng một loại xe lớn trâu trắng kéo, cùng về bí mật lý tạng. Đó gọi là Lộ Địa Ngưu Xa.
● 二乘 (Thiên Thai Tứ Giáo Nghi Tập Chú)
Thừa có nghĩa là chuyên chở. Các bậc Nhị Thừa, nương theo các pháp Tứ Đế, mười hai nhân duyên mà ra khỏi ba cõi sanh tử, đến thẳng Niết Bàn, nên gọi là thừa.
Một, Thinh Văn Thừa Nghe Phật thuyết giáo, nên gọi là Thinh Văn, những người này dùng pháp Tứ Đế làm phương tiện vận chuyển. Biết khổ, dứt tập, muốn diệt và Tu Đạo. Nhờ quán Tứ Đế ra khỏi sanh tử, đến thẳng Niết Bàn. Vì vậy gọi là Thinh Văn Thừa.
Hai, Duyên Giác Thừa. Những người này dùng mười hai nhân duyên làm phương tiện chuyên chở; nhờ Quán Nhân Duyên sanh diệt, liền ngộ được chẳng sanh chẳng diệt, ra khỏi sanh tử, đến thẳng Niết Bàn. Vì vậy gọi là Duyên Giác Thừa.
Tại sao ba anh em Viên Ngộ không đối phó được sanh tử?     Quán Xác Chết Với Máu Bầm Xanh Đen – Lần 2     UỐNG LỘN THUỐC RỬA     Người vào chùa xuất gia có bất hiếu hay không?     Mì Spaghetti Nấu Xốt Cà Chua Và Thảo Mộc     Buôn Gian Bán Lận Bị Báo Ứng, Thành Tâm Hối Cải Được Trời Thương     Bì Cuốn Chay     Uổng Công Đi Và Về     Ưu Tư Về Việc Thọ Giới Bồ-Tát     Nhật thực, nguyệt thực….theo vũ trụ quan Phật pháp nên giải thích như thế nào?     


















Pháp Ngữ
Quan ngồi vững ghế mới lười,
Bệnh thường trở nặng khi người đỡ đau.
Thảnh thơi họa mới đến sau,
Hiếu sa sút lúc bắt đầu vợ con.
Cẩn thận nhớ giữ cho tròn,
Trước sao sau vậy mới không sai lầm.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,459,871