---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Tam Luận Tông
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● San-lunn-tsoung (C), Sanron school, Sanron-shū (J).
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Tông Tam Luận : còn được gọi bằng nhiều tên khác như tông Vô Tướng, Không, Bát Nhã, Trung Quán, Gia Tường, v.v..., là một trong 13 tông phái của Phật giáo Trung-quốc (xem mục “Tông Thiên Thai”). Tông này y cứ vào giáo nghĩa của ba bộ luận là Trung Luận, Bách Luận và Thập Nhị Môn Luận để làm cơ sở lập tông, xiển dương nghĩa lí không, vô tướng và bát bất trung đạo. Tông Tam Luận vốn có nguồn gốc từ Ấn-độ, bởi vậy, trong bộ Tam Luận Tổ Sư Truyện Tập đã liệt kê 6 vị tổ ban đầu của tông này ở Ấn-độ là: Đức Thế Tôn, Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Mã Minh, Bồ Tát Long Thọ, Bồ Tát Ca Na Đề Bà, và Bồ Tát La Hầu La Bạt Đà La. Vào cuối thế kỉ thứ 2 và đầu thế kỉ thứ 3 TL, ngài Long Thọ ở Nam Ấn-độ đã trước tác hai bộ luận quan trọng là Trung Luận và Thập Nhị Môn Luận, khai mở nền móng cho tông này. Môn hạ của ngài Long Thọ là ngài Ca Na Đề Bà đã tạo bộ Bách Luận, hợp với hai bộ Trung Luận và Thập Nhị Môn Luận ở trên, làm thành ba bộ luận căn bản của tông Tam Luận. Rồi các ngài La Hầu La Bạt Đà La, Thanh Mục, Bà Tẩu, Phật Hộ, Vô Trước, An Tuệ, Thanh Biện, Hộ Pháp, Nguyệt Xứng, v.v... có đến hơn 70 vị luận sư trước sau viết các tác phẩm liên quan đến ba bộ luận trên, làm cho tông Tam Luận rất thịnh hành ở Ấn-độ trong khoảng thời gian mấy thế kỉ đó.
Đầu thế kỉ thứ 5, ngài Cưu Ma La Thập đến Trường-an (kinh đô của nhà Diêu-Tần), đã dịch nhiều tác phẩm của hai ngài Long Thọ và Đề Bà (như Đại Phẩm Bát Nhã, Đại Trí Độ Luận, Trung Luận, Thập Nhị Môn Luận, v.v...), đặt định cơ sở cho sự hình thành tông Tam Luận ở Trung-quốc. Môn hạ của ngài Cưu Ma La Thập có đến 3.000 người, nhưng được kể vào hàng cao túc thì có 10 vị, đó là các ngài Tăng Triệu, Đạo Sinh, Tăng Duệ, Đàm Ảnh, Tuệ Nghiêm, Tuệ Quán, Tăng Lược, Đạo Hằng, Đạo Tiêu, và Đạo Dung. Trong số này, các ngài Tuệ Quán, Đạo Sinh và Tăng Duệ hoằng pháp ở vùng Giang-nam; các ngài Tăng Triệu, Đàm Ảnh và Đạo Dung hoằng pháp tại vùng Quan-trung; đã tạo thành hai học phái Nam và Bắc của tông Tam Luận. Trải qua 80 năm (kể từ năm 401, ngài La Thập đến Trường-an), vì thiếu nhân tài thừa kế, nên phái Bắc bị thất truyền; còn phái Nam thì bị phong trào học Thành Thật Luận áp đảo, cũng không phát triển được.
Trong 10 vị cao đồ của ngài Cưu Ma La Thập, có 4 vị xuất sắc hơn cả, được người đời xưng là “tứ thánh”, hay “tứ kiệt”, đó là các ngài Tăng Triệu, Đạo Sinh, Tăng Duệ, và Đạo Dung. Lại trong bốn vị này, ngài Đạo Sinh (355-434) đã được chọn để kế thừa tổ nghiệp của ngài Cưu Ma La Thập (viên tịch vào năm 413). Sau đó, ngài Đạo Sinh truyền cho Đàm Tế (411-475); ngài Đàm Tế truyền cho Đạo Lãng (Tăng Lãng, ?-?); ngài Đạo Lãng truyền cho Tăng Thuyên (?-?); ngài Tăng Thuyên truyền cho Pháp Lãng (507-581); ngài Pháp Lãng truyền cho Cát Tạng (549-623); cổ lai thường gọi 7 vị cao tăng trên (La Thập, Đạo Sinh, Đàm Tế, Đạo Lãng, Tăng Thuyên, Pháp Lãng, và Cát Tạng) là “thất đại tương thừa” của tông Tam Luận.
Ngài Cát Tạng quê ở Kim-lăng, theo học với ngài Pháp Lãng từ lúc mới lên 7 tuổi. Trong tuổi niên thiếu, ngài đã thấu suốt huyền nghĩa kinh điển của cả tiểu lẫn đại thừa. Năm 33 tuổi (năm 581) ngài trú trì chùa Gia-tường (huyện Cối-kê, tỉnh Triết-giang). Tại đây ngài vừa trước tác, vừa giảng thuyết, cực lực xiển dương tông Tam Luận. Tác phẩm của ngài có hơn mười bộ, đã tập đại thành giáo nghĩa của tông Tam Luận, khiến cho trong khoảng thời gian 43 năm này (581-623, tức từ khi ngài kế thế tổ Pháp Lãng cho đến khi ngài viên tịch) đã trở thành là thời kì hoàng kim của tông Tam Luận. Thời đại ngài Cát Tạng cũng đồng thời là một cái mốc phân chia tông Tam Luận thành hai giai đoạn: Từ ngài Cưu Ma La Thập cho đến ngài Cát Tạng, gọi là Cựu Tam Luận Tông; từ ngài Cát Tạng về sau gọi là Tân Tam Luận Tông. Nhưng từ sau ngài Cát Tạng, những vị thừa kế không có ai là người xuất sắc, đã không chịu nổi với sức bành trướng của các tông phái khác (như Thiền, Duy Thức v.v...), cho nên từ trung diệp nhà Đường trở đi, tông Tam Luận đã dần dần mai một.
----------------------------- Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội -----------------------------
● Tam luận là ba bộ Luận. Tông phái này dựa vào ba bộ Luận làm cơ sở để lập tông. Ba bộ Luận đó là:
1. Trung Luận
2. Thập Nhị Môn Luận
3. Bách Luận.
Tác giả của hai bộ luận đầu là Nagarjuna (Long Thọ). Còn bộ Luận thứ ba là của Đế Bà (Deva), học trò Long Thọ. Tông chỉ của Tam luận tông là không chấp hữu (tức là có) cũng không chấp vô (không), sự vật khách quan tuy tồn tại, nhưng không như chúng ta thấy, chúng do [tr.613] nhân duyên sinh, nhưng tự chúng không có bản thể. Các bộ Luận của ông này truyền qua Trung Hoa vào thế kỷ thứ V TL. Nhờ Kumarajiva (Cưu Ma La Thập) dịch ra chữ Hán, và truyền qua Nhật vào thế kỷ thứ VII.
Xin Giải Thích Về Thủ Ấn     Sự Tích Giới Luật – Nguồn Gốc Các Giới Đơn Đề ( Giới Bản Tỳ Kheo ) – Phần 4     Cao Tăng Dị Truyện (Sau Nhị Tổ) – Cưu Ma Đa La     Thiền lúc lái xe và đi bộ?     Lo Cho Con Cái     Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa ( Phần 1 ) – Butterflies     Thắp ba nén hương có ý nghĩa gì?     Sự Tích Giới Luật – Ba Mươi Pháp Xả Đọa ( Ni Tát Kỳ Ba Dật Đề ) – Phần 3     Cây Kim     Phụng Thờ Bồ-Tát Quán Thế Âm     


















Pháp Ngữ
Tỏ ra thân thiết chân tình
Giữa người thù nghịch quanh mình gần xa,
Tỏ ra thiện chí ôn hòa
Với người tính khí thật là hung hăng,
Không còn luyến ái vương mang
Bên người cố chấp buộc ràng vây quanh,
Bà La Môn thật xứng danh.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,457,910