---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Tứ Kiếp
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Bốn thời kỳ trong một kỳ kiếp: - thành kiếp - trụ kiếp - hoại kiếp - không kiếp.
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 四劫 (Phật Tổ Thống Ký)
Tiếng Phạn là kiếp, nói đủ là Kiếp Ba, tiếng Hoa là phân biệt thời tiết. Khi người sống 84000 tuổi, trải qua 100 năm giảm đi một tuổi, như thế giảm đến mười tuổi thì ngưng. Lại trải qua 100 năm tăng lên một tuổi, như thế tăng đến 84000 tuổi. Đây là một lần tăng, một lần giảm, thì gọi là một tiểu kiếp. Tăng, giảm như thế 20 lần gọi là một trung kiếp. Tổng cộng bốn trung kiếp thành, trụ, hoại, không, gọi là một đại kiếp.
Một, Thành Kiếp. Thành kiếp là thế giới thành lập, có 20 tiểu kiếp. Tiểu kiếp thứ nhất : Sau kiếp hoại và không từ quá khứ. Cõi trời đệ Nhị Thiền Quang Âm thiên, mây màu vàng trải khắp không gian, mưa lớn rơi xuống và chứa đầy gió bên trên, làm cho nước kết lại thành mưa to như bánh xe, khi gió nỗi lên, thổi nước thành bọt. Núi Tu Di và các núi non khác mới hình thành. Lúc ấy tất cả loài hữu tình, đều tập trung trong cõi trời Quang Âm. Thiên chúng rất đông, chỗ ở chật hẹp, phước của họ giảm bớt, nên sanh xuống thế gian. ban đầu có một thiên tử, từ trời Quang Âm chết, đến sanh trong nhà đại Phạm Thiên. Đó là Phạm Vương, ông này thọ 60 tiểu kiếp. Tiểu kiếp thứ hai : Chư thiên ở cõi trời Quang Âm lại đến sống ở trong trời Phạm thế Sơ Thiền là trời Phạm phụ. Chư thiên này thọ 40 tiểu kiếp. Tiểu kiếp thứ ba: Chư thiên ở cõi trời Quan Âm lại đến sống ở cõi trời Phạm thế là Trời Phạm chúng, họ thọ 20 tiểu kiếp. Cứ như thế dần dần xuống sống ở cõi trời Dục Giới. Lúc các trời ở cõi Quang Âm hết phước hẳn thì hoá sanh làm người, phi hành tự tại, không có tướng nam, nữ. Suối nước ngọt từ đất phun lên, vị thơm ngon như sữa, mật. Vì nếm thử những thứ này, sanh tâm tham đắm Hương Vị ấy, nên mất cả Thần Thông và ánh sáng toả quanh thân. Cõi thế tối đen, gió mạnh thổi nước biển lên, làm cho mặt trời, mặt trăng nỗi bồng bềnh, đến lưng chừng núi Tu Di, chiếu sáng bốn thiên hạ, cho đến cả ngày đêm. Lúc ấy chúng sanh, do ham mê Hương Vị của đất, nhan sắc thô kệch, buồn khổ, lại còn ăn thóc lúa mọc tự nhiên, cứng xảm. Chất cặn bã, dơ uế trong thân, muốn trừ sạch đi, bèn sanh ra hai cái lỗ. Đó là nam căn và nữ căn, vì thói quen từ kiếp trước, liền sanh tâm dâm dục, vợ chồng ở chung. Chư thiên ở cõi trời Quang Âm về sau đến sống thì vào trong thai mẹ và rồi sanh bằng thai. Lúc bấy giờ, lúa thóc tự nhiên sớm gặt chiều chín. Gặt rồi lại mọc lên. Hạt lúa dài bốn tấc. Về sau, vì người đông, tham lam lấy nhiều, từ từ lúa mới có cám trấu, gặt rồi không mọc lại. Tiểu kiếp thứ tư cho đến tiểu kiếp thứ 20, đều có một tăng một giảm, gọi là thành kiếp.
Hai, Trụ Kiếp. Trụ kiếp là thế giới an trụ, có 20 tiểu kiếp. Tiểu kiếp thứ chín, lúc tuổi thọ con người giảm đến 50000 tuổi, thì đức Phật Cưu Lưu Tôn xuất thế lần thứ nhất. Lúc tuổi thọ con người giảm đến 40000 tuổi thì Phật Câu Na Hàm Mâu Ni xuất thế lần thứ hai. Giảm đến 20000 tuổi thì Phật Ca Diếp xuất thế lần thứ ba. Giảm đến 100 tuổi thì Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thế lần thứ tư. Tiểu kiếp thứ
Mười, tuổi thọ con người giảm đến 80000 tuổi, Phật Di Lặc xuất thế lần thứ năm. Tiểu kiếp thứ mười lăm , ở trong kiếp giảm, có Phật Sư Tử cho đến Phật Dục Lạc xuất thế lần thứ sáu, tất cả 994 vị Phật liên tiếp xuất thế, nói pháp độ sanh. Tiểu kiếp thứ 20, ở trong kiếp tăng, Phật Lâu Chí xuất thế, đầy đủ 1000 vị Phật. 20 tiểu kiếp kể trên, đều có một tăng một giảm, gọi là kiếp trụ.
(Tiếng Phạn là Câu Lưu Tôn, tiếng Hoa là Sở Ưng Đoạn. Tiếng Phạn là Câu Na Hàm Mâu Ni, tiếng Hoa là Kim Sắc Tiên. Tiếng Phạn là Ca Diếp, tiếng Hoa là Âm Quang. Tiếng Phạn là Lâu Chí, tiếng Hoa là Ái Lạc).
Ba, Hoại Kiếp. Hoại kiếp là thế giới tiêu tan, có 20 tiểu kiếp. Khi hỏa tai nổi lên tan rã đến trời Sơ Thiền, bắt đầu từ địa ngục, cuối cùng đến Phạm Thiên. Chúng sanh hữu tình, trải qua mười chín kiếp tăng, kiếp giảm, lần lượt mới tiêu tan hết, chỉ còn lại khoảng không mênh mông của cõi đời này, cho đến tất cả loài hữu tình đều hết sạch. Cuối cùng, một kiếp tăng, một kiếp giảm, thì cõi đời này (khí thế gian) mới tiêu tan. Lúc ấy có bảy mặt trời ở dưới biển mọc lên, biển cả khô hết nước, núi Tu Di sụp đổ, gió thổi hung tợn, hực lửa, đốt cháy, ở trên trời Phạm Thiên biến tHành Tro tàn, cho đến 3000 thế giới thiêu rụi trong khoảng khắc, gọi là kiếp hoại. (Phạm Thiên tức là trời sơ thiền. )
Bốn, Không Kiếp. Không kiếp là thế giới trống không, có 20 tiểu kiếp, sau kiếp hoại, từ Sơ Thiền Phạm thế trở xuống, thế giới trống không, giống như một hang đen ngòm, không có ngày đêm, mặt trời, mặt trăng, chỉ một khối đen sì to lớn, gọi là kiếp không.
Triết Lý Chợ Cá Hay Hiện Pháp An Lạc Trú Ở Phương Tây     Chú Sa Di Cứu Kiến     An Sĩ Toàn Thư – Quyển Hai – Khuyên Những Người Ăn Thịt Trâu, Thịt Chó ( P.1 )     Sự Tích Giới Luật – Mười Bảy Pháp Tăng Tàn ( Phần 6 )     Cái Lưỡi     Nấu Nướng     Lâm Mậu Tiên & La Văn Nghị Công     Dù có tu theo tiệm giáo đều phải phá ngã chấp đúng không?     Ý nghĩa lá cờ Phật giáo ?     Quán Xác Chết Máu Ứ Tanh Hôi     




















































Pháp Ngữ
Bước vào ngôi nhà trống,
Tỷ kheo tâm an tịnh,
Thọ hưởng vui siêu nhân,
Tịnh quán theo chánh pháp.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,333 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Le hoa
Lượt truy cập 36,791,345