---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Nhất Niệm
----------------------------- Pháp Số Căn Bản - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Một Niệm. Từ “một niệm” được dùng để chỉ cho đơn vị thời gian rất ngắn. Kinh Nhân Vương Hộ Quốc Bát Nhã nói: 90 Sát Na là một niệm, trong một Sát Na có 900 lần sinh diệt. “Một niệm” cũng có nghĩa là cái khoảng thời gian khởi lên một ý niệm.

Nhất Niệm Tam Thiên
● Một Niệm Ba Ngàn. Trong Phật học, thuật ngữ “một niệm” (nhất niệm) thường được dùng để chỉ một ý tưởng, một sát na, một khoảnh khắc, tức là cái khoảng thời gian ngắn nhất. “Ba ngàn” ở đây tức là ba ngàn thế giới.
“Một niệm ba ngàn”. Nếu nói cho đầy đủ là “trong một niệm có đủ cả ba ngàn thế giới” – là một mệnh đề khai triển từ mệnh đề “Một là tất cả, tất cả là một” ở trên. Đó là một trong những điểm đặc sắc của giáo lí tông Thiên Thai (Trung Hoa). Vị tổ của tông này, đại sư Trí Giả (tức Trí Khải), trong bộ luận Ma Ha Chỉ Quán, đã chia ra có 10 loại thế giới trong vũ trụ:
1. Địa Ngục: thế giới của đau khổ vô cùng.
2. Ngạ Quỉ: thế giới của đói khát và bẩn thỉu cùng cực.
3. Súc Sinh: thế giới của loài vật, của ngu si tăm tối.
4. A Tu La: thế giới của hận thù, cuồng bạo, chém giết.
5. Người: thế giới của loài người, hạnh phúc và đau khổ đều có mặt.
6. Trời: thế giới của an vui, phước đức cao hơn loài người.
7. Thanh Văn: thế giới giải thoát do kết quả của công phu tu học theo đức Phật mà được giác ngộ.
8. Duyên Giác: thế giới giải thoát do kết quả của công phu tự mình quán chiếu thực tại mà được giác ngộ, đó là một Đức Phật nhưng không giảng dạy cho kẻ khác.
9. Bồ Tát: thế giới của những vị luôn luôn đem tình thương yêu, trí hiểu biết, lòng cởi mở và chí dũng mãnh để phục vụ và giúp ích cho mọi loài, và tinh tiến tu tập mãi cho đến ngày thành Phật. Nói cách khác, đó là những vị Phật tương lai.
10. Phật: thế giới của các bậc giác ngộ và giải thoát hoàn toàn.
Giáo lí tông Thiên Thai nói rằng, mười thế giới ấy tương dung tương nhiếp lẫn nhau, mỗi thế giới đều mang trong nó cả 9 thế giới kia. Trong thế giới Người chẳng hạn, cũng có sự hiện hữu của các thế giới Địa Ngục, Ngạ Quỉ, Súc Sinh, A Tu La, Trời, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát và Phật. Như vậy, trong vũ trụ không phải chỉ có 10 thế giới riêng lẻ, biệt lập nhau, mà có đến (10 x 10) 100 thế giới tương quan tương duyên với nhau. Sự hiện hữu của một thế giới bao hàm sự hiện hữu của cả một trăm thế giới.
Lại nữa, tất cả 100 thế giới này đều có cùng chung 10 tính chất. Đó là 10 điều kiện tồn tại của các thế giới mà giáo lí tông Thiên Thai gọi là 10 “như”(1), gồm có:
1) tướng (hình dáng bên ngoài);
2) tánh (cá tính bên trong);
3) thể (yếu tố hình thành);
4) lực (năng lực nội tại);
5) tác (tác dụng do năng lực mà có);
6) nhân (nguyên nhân để đưa đến kết quả);
7) duyên (điều kiện giúp cho nhân kết thành quả);
8) quả (kết quả có từ nguyên nhân);
9) báo (quả báo nối tiếp do nhân, duyên và quả ở trên đem lại);
10) bổn mạt cứu cánh (từ điều kiện 1 cho đến điều kiện 9, hoàn toàn đều là “như” tức là tất cả đều là không, vì chính không là bản thể của vạn hữu). Mỗi thế giới đều có 10 “như”; vậy 100 thế giới có (100 x 10) 1.000 “như” cũng tức là 1.000 thế giới tương quan tương duyên với nhau.
Lại nữa, ở mỗi thế giới ấy đều có đầy đủ 3 hiện tượng của thế gian là quốc độ, chúng sinh và ngũ ấm. Vậy, trong vũ trụ không những chỉ có 10, 100, hay 1.000 thế giới, mà có đến (1.000 x 3) 3.000 thế giới tương quan tương duyên với nhau.
Cả 3.000 thế giới ấy không ra ngoài một niệm, cho nên gọi là “một niệm ba ngàn”; cũng như kinh Hoa Nghiêm nói, một niệm không những bao quát cả quá khứ, hiện tại, vị lai, mà còn bao gồm cả không gian và vật thể. Hay nói cách khác, bất cứ một niệm nào của tâm cũng bao hàm cả vũ trụ vạn hữu.
(1) Chữ “như” có nghĩa là thể tính bình đẳng, không phân biệt, không có hai, là thật tướng của vạn pháp. Kinh Pháp Hoa nói: “Những gì Phật đã thành tựu đều là pháp tối thượng, hiếm có, khó hiểu. Chỉ có chư Phật mới thấu suốt được thật tướng của tất cả các pháp, tức là tất cả các pháp đều có tướng như vậy, tánh như vậy, thể như vậy, nhân như vậy, lực như vậy, tác như vậy, duyên như vậy, quả như vậy, báo như vậy, bổn mạt cứu cánh như vậy. ”
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 一念 (Hoa Nghiêm Kinh)
Một niệm tức là tâm niệm, một niệm này có niệm chơn, có niệm vọng. Nếu phàm phu khởi niệm khi căn tiếp Xúc Trần, niệm trước diệt niệm sau sanh liên tục, ấy là vọng niệm. Nếu niệm trong sáng, mầu nhiệm, thấu triệt, linh thông xa lìa căn trần, ấy là niệm chánh trí của Phật. Niệm này của Phật không sanh không diệt, không thường không đoạn; thu lại một Sát Na mà không phải là ngắn; kéo dài vô lượng kiếp mà không phải là dài.
Kinh nói: một niệm nhìn khắp vô lượng kiếp.
(Tiếng Phạn là Sát Na, tiếng Hoa là một niệm. Tiếng Phạn là kiếp hay kiếp na, tiếng Hoa là phân biệt thời gian).
Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa ( Phần 3 ) – Thường Trụ     Đậu Hũ Chiên Kèm Nấm Kim     Chạo Chay     Tu Tịnh Ở Chùa Thiền     Tánh không có phải là Tối thượng thừa không?     Cao Tăng Dị Truyện (Sau Nhị Tổ) – Pháp Sư Huyền Cao     Bún Gạo Xào Chay     Chữ vạn có chữ hướng về phải, có chữ hướng về trái, xin hỏi cái nào đúng?     Không Có Gì Hiện Hữu     Phước Đức Vô Lượng     


















Pháp Ngữ
Thân người khó được nay đã được
Phật pháp khó nghe nay đã nghe;
Thân này đời này không độ,
Còn đợi khi nào mới độ thân này !


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,624,056