---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Tam Bảo
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Tiratna (P), dkon mchog gsum (T), Triratna (S), Tiratanattaya (P), Tiratanam (P), Ratnatraya (S), Ratnattaya (P), Sambō (J), Three Treasures, Triple Jewels, Triple Gem, Three Jewels, Three Precious Ones.
----------------------------- Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội -----------------------------
● Ba của quý đó là Phật, Pháp, Tăng. Quy y tam bảo là quy y, nương tựa vào Phật, Pháp và Tăng. Theo Mạnh Tử , thì chư hầu cũng có ba của báu là: đất đai, nhân dân và chính sự (chính sự là công việc chính trị, công việc cai trị dân, làm an dân). Cũng có sách gọi Tam bảo là mặt trời, mặt trăng và tinh tú (các vì sao):
“Bốn bề quạnh quẽ sư đi vắng,
Tam bảo từ bi Phật vẫn ngồi.”
(Vô danh)
----------------------------- Pháp Số Căn Bản - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Ba Ngôi Báu. Với người Phật tử thì chỉ có Phật, Pháp, Tăng là ba ngôi báu, ba viên ngọc quí nhất trên đời.
1. Phật. Phật là bậc đã đạt được thành quả giác ngộ trọn vẹn, là người có nếp sống tỉnh thức thường trực, và là người đưa đường chỉ lối cho chúng ta trong cuộc đời.
Đức Thích Ca Mâu Ni, vị khai sáng ra đạo Phật cách đây 26 thế kỉ, trước hết là một con người, nhưng đó là một người đã phát huy đầy đủ khả năng giác ngộ (Phật tính) để đạt đến địa vị của một Đức Phật. Ngài đã giác ngộ chân lí của cuộc sống (tự giác); rồi đem chân lí ấy truyền bá, chỉ dạy, giúp cho mọi người cùng được giác ngộ (giác tha); và như vậy tức là sự nghiệp giác ngộ của Ngài đã được thành tựu trọn vẹn (giác hạnh viên mãn).
Khả năng giác ngộ của Phật gồm có ba đức:
a) Đức Trí: là khả năng trí tuệ đưa đến sự giác ngộ cùng tột đối với tất cả những hiện tượng riêng biệt cùng tính cách duyên sinh của vạn hữu.
b) Đức Bi: là tình thương rộng lớn thúc đẩy cho việc hóa độ một cách bình đẳng và bao quát tất cả mọi người, mọi loài, khiến cho bỏ ác làm lành, chuyển mê thành ngộ, dứt đau khổ được an vui.
c) Đức Dũng: là ý chí mạnh mẽ để diệt trừ tất cả những động lực tiềm tàng ở bên trong cũng như những hiện tượng phát hiện ra bên ngoài của các phiền não tham, sân, si – tức là những nọc độc ghê gớm nhất gây ra tham tàn, thù hận, lừa đảo, mù quáng, giết chóc v. v... Dũng cũng là ý chí mạnh mẽ, nhờ đó mà trí tuệ và tình thương được sử dụng triệt để trong công cuộc độ sinh, khiến cho những cực khổ, gian nguy, cám dỗ, chướng ngại đều bị khắc phục.
2. Pháp. Pháp là đạo tỉnh thức, là con đường của tình thương, hiểu biết và cởi mở. Con đường ấy đã do Đức Phật mở lối, chỉ dạy. Phật đã chứng ngộ và truyền dạy những giáo lí thích hợp với những điều kiện về sinh hoạt, tâm lí, kinh tế, chính trị và xã hội của thời đại Ngài. Rồi trong quá trình phát triển của đạo Phật, nhiều hệ thống cấp tiến như Thiền, Duy Thức, Tịnh Độ, v. v... được xuất hiện. Những hệ thống giáo lí này cũng dung hợp những điều kiện về sinh hoạt, tâm lí, kinh tế, chính trị và xã hội của con người đương thời, và ở bất cứ nơi nào chúng được truyền tới. Bởi vậy, giáo lí của Phật đã được gọi là giáo lí khế cơ. Điều đó chứng tỏ rằng giáo lí của đạo Phật không phải là một thứ giáo lí bảo thủ, giáo điều, cứng ngắc, đóng khung, mà trái lại, nó luôn luôn cởi mở, khai phóng và tiến bộ để mở rộng chân trời tương lai. Tuy cởi mở, khai phóng, tiến bộ, nhưng những hệ thống giáo lí của đạo Phật trải qua bao đời, ở mọi nơi chốn, vẫn không bị lạc gốc, vẫn luôn luôn phù hợp với chân lí, vẫn giữ đúng các đặc tính căn bản, và tiếp nối được truyền thống từ bi, trí tuệ, hùng lực, bình đẳng và giải thoát nguyên thỉ của đạo Phật; cho nên giáo lí của Phật còn được gọi là giáo lí Khế Lí.
3. Tăng. Tăng là đại chúng, là đoàn thể của những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức. Tăng bao gồm tất cả những đoàn thể đang tu học, hành trì hoặc hướng dẫn người khác tu học theo giáo pháp của Phật. Họ nguyện cùng nhau làm kẻ đồng hành trên con đường của hiểu biết, tình thương và cởi mở – tức là con đường giác ngộ. Đó là đoàn thể của các vị Bồ Tát; đoàn thể của những vị xuất gia; đoàn thể của những người cư sĩ tại gia.
Lại nữa, trong cái ý nghĩa là đoàn thể, TĂNG cũng còn bao hàm cái ý nghĩa hòa hợp – tức là mọi người trong đoàn thể ấy phải cùng nhau công nhận và tôn trọng những nguyên tắc sống hòa hợp để ai ai cũng hưởng được cái không khí hòa thuận, thoải mái, an lạc. Có như thế thì sự tu học và hoằng dương đạo pháp mới có kết quả tốt đẹp.
Theo lịch sử thì sau khi chứng đắc đạo quả giác ngộ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã đến vườn Nai (Lộc Uyển) dạy bài pháp đầu tiên (chuyển pháp luân) về đạo lí Bốn Sự Thật (Tứ Đế) để khai ngộ cho năm người bạn đồng tu của Ngài lúc trước. Năm vị này do sa môn Kiều Trần Như lãnh đạo, đã được Phật thâu nhận làm đệ tử xuất gia đầu tiên và làm thành tăng đoàn đầu tiên của Ngài. Chính lúc đó mà Ba Ngôi Báu (Tam Bảo) lần đầu tiên xuất hiện ở thế gian này.
Nhưng theo cái nhìn siêu lịch sử thì trong khoảng không gian vô biên và thời gian vô tận, không phải chỉ có một Đức Phật mà có vô lượng vô số Đức Phật; mỗi đức Phật lại có đủ ba thân (pháp thân, báo thân, hóa thân), cho nên số lượng chư Phật trong mười phương không thể nào dùng trí tưởng của con người mà biết được. Đó là Ngôi Báu Thứ Nhất (Phật Bảo). Giáo pháp của Phật cũng không phải chỉ có Bốn Sự Thật, Mười Hai Nhân Duyên, hay Sáu Phép Qua Bờ (Lục Độ), mà thật rộng lớn như biển cả (Pháp Hải) – thường được diễn tả bằng con số “tám vạn bốn ngàn pháp môn” (nghĩa là rất nhiều pháp môn). Không phải chỉ có đức Thích Ca Mâu Ni nói ra giáo pháp ấy mà vô lượng vô số Phật trong mười phương cũng đều nói giáo pháp như vậy; cho nên sự rộng lớn của Phật Pháp cũng không thể dùng trí tưởng của con người mà biết được. Đó là Ngôi Báu Thứ Hai (Pháp Bảo). Đoàn thể của những người tu học, nguyện cùng nhau làm kẻ đồng hành trên đường giác ngộ cũng có rất nhiều: đoàn thể của các chúng Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, Tì Kheo, Tì Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Cư Sĩ v. v... Một đức Phật làm giáo chủ của một giáo hội gồm có các chúng như vậy, thì vô lượng vô số chư Phật trong mười phương cũng vậy; cho nên số lượng các tăng thân cũng không thể nào dùng trí tưởng của con người mà biết được. Đó là Ngôi Báu Thứ Ba (Tăng Bảo). Như vậy thì sự hiện hữu của Ba Ngôi Báu không phải chỉ hạn hẹp ở một quốc độ, một thời kì, mà ở khắp ba ngàn đại thiên thế giới, trải khắp quá khứ, hiện tại, vị lai; không chỗ nào, không thời nào mà không có sự hiện hữu của Ba Ngôi Báu.
Thực ra thì sự phân biệt có ba ngôi báu khác nhau như trên chỉ nói lên được sự thật tương đối mà thôi. Người tu học Phật pháp – nhất là tu theo pháp môn thiền quán – cần phải thường xuyên Quán Chiếu để thấy rằng Phật, Pháp, Tăng chỉ là một. Tất cả mọi loài đều có khả năng giác ngộ (Phật tính), vậy Phật và chúng sinh (Tăng) là một. Phật Pháp không thể tách rời vũ trụ vạn hữu mà có. Giác ngộ là giác ngộ cái chân lí của vũ trụ vạn hữu. Nhưng người giác ngộ và chân lí cũng không thể tách rời nhau, vì cả hai không phải là hai sự kiện độc lập với nhau, mà chỉ là một. Cho nên có Phật tức là có Pháp và Tăng; có Pháp tức là có Phật và Tăng; có Tăng thì cùng lúc cũng có Phật và có Pháp. Kinh Niết Bàn nói: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính. Phật, Pháp và Tăng không có gì khác biệt”. Vậy thì Ba Ngôi Báu không phải tìm cầu ở nơi xa xôi nào mà vốn đã có đầy đủ trong tự thân của mỗi người. Nhưng muốn thấy (thực chứng) được điều đó, người tu học phải thường xuyên sống trong tỉnh thức và tinh cần trong công phu thiền quán. Trong nếp sống quên lãng, buông trôi sẽ không thấy được gì cả.
Dù sao thì hình tướng vẫn rất cần thiết cho người mới nhập vào nếp sống tu học. Hình tướng là phương tiện dẫn dắt bước đầu để Phật tử chúng ta đi dần vào nếp sống tỉnh thức. Do đó, một niệm Phật đường, một ngôi chùa, hay một tu viện sẽ trở nên rất hữu ích cho chúng ta; vì ở những nơi đó luôn luôn có đầy đủ biểu tượng của Ba Ngôi Báu: Phật được biểu hiện qua các ảnh, tượng; Pháp được chứa đựng trong ba tạng kinh điển, các sách báo, câu đối, bích chương v. v... ; và Tăng là các chúng xuất gia và tại gia đang tu học và thực hiện mọi công tác Phật Sự có ích lợi cho chúng sinh.
Không và không đại khác nhau như thế nào?     Từ Bi Và Bạo Lực     Đậu Hũ Ki Cuốn Nấm Hương     Ý nghĩa chuông trống bát nhã ?     Lươn Bò Ra Từ Ung Nhọt     Câu Chuyện Kỳ Lạ Có Thể Khiến Bạn Tin Vào Luật Nhân Quả     Tối Thượng thừa thiền bao gồm tất cả thiền, trừ ra thiền ngoại đạo, có phải vậy không?     Hòa Thượng Thích Mật Khế (1904-1935)     Tịnh Độ tông có truyền thừa Tổ vị không?     An Sĩ Toàn Thư – Quyển Hai – Khuyên Những Người Cầu Tăng Tuổi Thọ ( P.2 )     


Trang chủ   >>  Tâm Bệnh   >>  Vô Sinh





Trang

















Pháp Ngữ
Làng mạc hay rừng núi
Thung lũng hay đồi cao,
La Hán trú chỗ nào,
Ðất ấy thật khả ái.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,923 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,010,414