28/07/2025 (DL) ● 04 Tháng 06 Năm 2025 (ÂL) ● PL.2569
---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn ----------------------------- ● 四十二字門 (Hoa Nghiêm Kinh) 42 Tự môn là nguyên do của các bậc thánh nên gọi chúng là môn. Trí Luận nói: 42 chữ là căn bản của tất cả chữ. Nhân tự có ngữ, Nhân Ngữ có danh, nhân danh có nghĩa. Từ tự môn này thì có thể đi vào trí của vô tướng. Kinh Bát Nhã nói: một tự vào được bốnhai tự, 42 tự cũng vào được một tự, cho nên trong Kinh Hoa Nghiêm, đồng tử Thiện tri chúng nghệ thưa với Thiện Tài rằng Ta luôn đề xướng giữ gìn tự mẫu này, đi vào cửa của Bát Nhã Ba La Mật. Nguyên nhân các bậc thánh, đều do đây, đi vào huệ thật tướng. (Tiếng Phạn là Bát Nhã Ba La Mật, tiếng Hoa là Trí huệ Đáo Bỉ Ngạn, nghĩa là trí huệ đến bờ bên kia là Niết Bàn). Một, A Tự Môn. A là tiếng Phạn, gọi đủ là A Đề A Nậu Bà Đà, tiếng Hoa là Bất Sanh, vì tất cả pháp xưa nay không sanh. Kinh nói: Khi xướng lên chữ A thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi là oai lực của Bồ Tát đi vào cảnh giới vô sai biệt. Sớ nói: A là đi vào nghĩa Vô Sanh. Lý Vô Sanh bao trùm muôn pháp. Bồ Tát nhận được ý nghĩa Vô Sanh này thì có thể thấu được các pháp đều không, dứt trừ tất cả chướng ngại. Hai, Đa Tự Môn. Theo Đại Phẩm Bát Nhã Kinh là La, là tiếng Phạn, gọi đủ là La xà, tiếng Hoa là Cấu. Vì tất cả pháp xưa nay thanh tịnh, lìa xa dơ bẩn. Kinh nói: Khi xướng chữ Đa thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi là vô biên sai biệt. Sớ nói: Cái thanh tịnh, không nhiễm ô đó, có nghĩa là xa lìa bụi dơ. Ba, Ba Tự Môn. Ba là tiếng Phạn, nói đủ là Ba La Mật đà, tiếng Hoa là Đệ nhất nghĩa. Vì thánh trí tự giác mà được, chẳng phải cảnh giới của ngôn thuyết, vọng tưởng. Kinh nói: Khi xướng lên chữ ba thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi là Phổ chiếu Pháp Giới. Sớ nói: Các pháp đều bình đẳng, tức là Phổ chiếu Pháp Giới. Bốn, Giả Tự Môn. Giả, theo Đại Phẩm Bát Nhã Kinh là Già, là tiếng Phạn, gọi đủ là Già lê dạ, tiếng Hoa là Hành. Vì biết tất cả các hành đều chẳng phải là hành. Kinh nói: Khi người xướng lên chữ Giả thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi là Phổ luân kỳ sai biệt. Sớ nói: Các pháp không có, các hành cũng không, đều thay đổi khác nhau. (Phổ luân: Phổ tức là phổ biến; luân có nghĩa là nghiền nát. Nói tự môn này có thể nghiền nát các pháp sai biệt). Năm, Na Tự Môn. Tiếng Phạn là Na, tiếng Hoa là Bất. Vì biết rằng tất cả pháp lìa danh lìa tướng, chẳng được chẳng mất, chẳng đến chẳng đi. Kinh nói: Khi xướng chữ Na thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi là được cái không nương tựa. Sớ nói: Các pháp không có dùng đến ngôn thuyết, văn tự, tánh, tướng đều mất, nên không có chỗ nương tựa. Sáu, La Tự Môn. La là tiếng Phạn, nói đủ là La cầu, tiếng Hoa là Khinh. Vì biết tất cả pháp lìa tướng năng, nhẹ. Kinh nói: Khi xướng lên chữ La thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi là xa lìa nương tựa không có nhơ sạch. Sớ nói: Ngộ tất cả pháp xa lìa sai lầm, nhiễm ô của thế gian. Bảy, Đà Tự Môn. Tiếng Phạn là Đà, còn gọi là Đà Ma, tiếng Hoa là Thiện. Vì biết tất cả pháp, thiện tướng do thiện tâm sanh. Kinh nói: Khi xướng lên chữ Đà thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi là phương tiện bất thối chuyển. Sớ nói: Ngộ tất cả pháp, điều phục tịch tĩnh, chân như bình đẳng không phân biệt. Tám, Bà Tự Môn. Bà là tiếng Phạn, gọi đủ là Bà đà, tiếng Hoa là Phược. Vì biết tất cả pháp không trói không mở. Kinh nói: Khi xướng lên chữ Bà, thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi là Kim Cang Tràng. Sớ nói: Ngộ tất cả pháp xa lìa trói, mở vậy, mới vào Kim Cang tràng. (Kim Cang Tràng tức là Kim Cang tâm, đó là ngôi vị Đẳng Giác của Bồ Tát). Chín, Trà Tự Môn. Trà là tiếng Phạn, gọi đủ là Trà Xà Tha, tiếng Hoa là Bất Nhiệt. Vì biết tất cả pháp không có tướng nhiệt não. Kinh nói: Khi xướng lên chữ Trà thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi là Phổ luân. Sớ nói: Ngộ tất cả pháp lìa xa nhiệt não, uế trược, được sạch sẽ, mát mẻ. Đó là nghĩa bẻ gãy tất cả. Vì bánh xe có khả năng nghiền nát tất cả phiền não. Mười, Sa Tự Môn. Tiếng Phạn là Sa, tiếng Hoa là Lục (sáu). Vì biết tướng sáu căn của thân người đều tự tại. Kinh nói: Khi xướng lên chữ Sa thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi là Hải tạng. Sớ nói: Vì ngộ tất cả pháp không có quái ngại, như biển chứa đựng vạn tượng. (Đều tự tạo là như Nhãn Căn mặc nhiên xem sắc, tự tại không trở ngại. Tùy theo công dụng của năm căn cũng như thế). Mười một, Phọc Tự Môn. Theo Đại Phẩm Bát Nhã là Hòa. Tiếng Phạn gọi đủ là Hòa Ba Đà, tiếng Hoa là Ngữ Ngôn. Vì biết tất cả pháp xa lìa tướng ngôn ngữ. Kinh nói: Khi xướng lên chữ Phọc thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi đủ là Phổ sanh an trú. Sớ nói: Ngộ tất cả pháp, dứt bặt nói năng, có thể an trú khắp nơi. Mười hai, Đả Tự Môn. Theo Đại Phẩm Bát Nhã Kinh là Đa. Tiếng Phạn gọi đủ là Đa tha, tiếng Hoa là Như. Vì vào tướng bất động chân như của các pháp. Kinh nói: Khi xướng lên chữ Đả thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi là Viên mãn quang. Sớ nói: Ngộ tất cả pháp là sự bất động của Chân Như hiển hiện đầy đủ. Mười ba, Giã Tự Một. Tiếng Phạn gọi đầy đủ là Dạ giã bạt, tiếng Hoa là Thật. Vì biết tất cả các pháp sắc và tâm đi vào trong thật tướng thì không sanh không diệt. Kinh nói: Khi xướng lên chữ Giã thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi là Sai biệt tích tụ. Sớ nói: Vì ngộ như thật bất sanh thì các thừa có đầy đủ đều không thể được. Mười bốn, Sắt Trá Tự Môn. Sắt trá, theo Đại Phẩm Bát Nhã là Tra; tiếng Phạn gọi đủ là Trá bà, tiếng Hoa là Chướng ngại, vì biết tất cả pháp không có chướng ngại. Kinh nói: Khi xướng lên chữ Sắt trá thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi là Phổ Quang Minh, vì dứt bặt phiền não. Mười lăm, Ca Tự Môn. Ca là tiếng Phạn, gọi đủ là Ca la, tiếng Hoa là Tác giả; vì biết trong các pháp không có tác giả. Kinh nói: Khi xướng lên chữ Ca thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi là Vô sai biệt vân. Sớ nói: Tạo ra nghiệp như mây đều không khác nhau. Mười sáu, Ta Tự Môn. Ta là tiếng Phạn. gọi đủ là Ta ta, tiếng Hoa là Nhất thiết, vì khi đi vào tất cả pháp đều không thể được. Kinh nói: Khi xướng lên chử ta thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi là giáng dâm đại vũ. Sớ nói: Đó là tánh bình đẳng. Mười bảy, Ma Tự Môn. Ma là tiếng Phạn, gọi đủ la Ma ma ca la, tiếng Hoa là Ngã sở, vì biết tất cả pháp lìa xa Ngã Sở. Pháp sư Triệu nói ngã là chủ của vạn vật, vạn vật là Ngã Sở. Kinh nói: Khi xướng lên chữ Ma thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi là Đại lưu thoan kích, chúng phong tề trĩ (Sông lớn chảy xiết, các đỉnh núi đều đứng thẳng lên). Sớ nói: Tánh chấp của Ngã Sở như các đỉnh núi cố vươn thẳng lên, trường giang chảy xiết. Mười tám, Ca Tự Môn. Ca là tiếng Phạn, gọi đủ là Ca Đà, tiếng Hoa là Để, vì biết căn để của các pháp không thể được. Kinh nói: Khi xướng lên chữ Ca thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi là Phổ An Lập. Sớ nói: Chọn lấy tánh của tất cả hành pháp. Mười chín, Tha Tự Môn. Tha là tiếng Phạn, gọi đủ là Đa Tha A Già Đà, tiếng Hoa là Như khứ, vì cửa vào Bát Nhã Ba La Mật, gọi là Chân Như bình đẳng tạng. Hai mươi, Xã Tự Môn. Xã theo Đại Phẩm Bát Nhã Kinh là Xà, tiếng Phạn gọi đủ là xà đề xà la, tiếng Hoa là Sanh. Vì biết việc sanh của các pháp là không thể được. Kinh nói: Khi xướng lên chữ Xã thì đi vào cửa Bát Nha Ba La Mật, gọi là nhập thế gian hải thanh tịnh. Hai mươi mốt, Tỏa Tự Môn. Tiếng Phạn là Tỏa, theo Đại Phẩm Bát Nhã là Bá, vì biết tất cả pháp không thể được. Kinh nói: Khi xướng lên chữ Tỏa thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi là niệm nhất thiết Phật trang nghiêm. Sớ nói: Đó là tánh an ổn. Hai mươi hai, Đà Tự Môn. Đà là tiếng Phạn, nói đủ là Đà Ma, tiếng Hoa là pháp tánh, vì biết trong tất cả pháp, pháp tánh là không thể được. Kinh nói: Khi xướng lên chữ Đà thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi là quán sát, lựa chọn tất cả pháp vô thường. Hai mươi ba, Xa Tự Môn. Xa, Theo Đại Phẩm Bát Nhã Kinh là Xa, tiếng Phạn gọi đủ là Xa Đa, tiếng Hoa là Tịch Diệt, vì biết tướng tịch diệt của các pháp đều không thể được. Kinh nói: Khi xướng lên chữ Xa thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi là tùy thuận nhất thiết Phật giáo luân quang minh. Sớ nói: Đó là tánh tịch diệt. Hai mươi bốn, Khư Tự Môn. Tiếng Phạn là Khư, tiếng Hoa là Hư Không, vì biết các pháp giống như hư không, không thể được. Kinh nói: khi xướng lên chữ Khư thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi là Tu nhân địa trí huệ tạng. Sớ nói: Đó là tánh của hư không. Hai mươi lăm, Xoa Tự Môn. Xoa là tiếng Phạn, nói đủ là Xoa Da, tiếng Hoa là Tận, vì đi vào tận tánh của các pháp, không thể được. Kinh nói: Khi xướng lên chữ Xoa thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi là Tức chư nghiệp hải tạng. Sớ nói: giống như nói tận không nghiệp hải. Hai mươi sáu, Ta Đa Tự Môn. Ta đa, theo Đại Phẩm Bát Nhã Kinh Là Đá, tiếng Phạn gọi đủ là Ca Đá Độ Cầu Da, tiếng Hoa là Thị Sự Biên Đắc Hà Lợi, vì biết vòng quang (biên giới) của các pháp thì được lợi gì. Kinh nói: Khi xướng lên chữ Ta đá thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật gọi là Quyên chư Hoặc Chướng (Trừ bỏ hết các chướng ngại, phiền não), mở ra ánh sáng thanh tịnh. Hai mươi bảy, Hoại Tự Môn. Hoại, theo Đại Phẩm Bát Nhã là Nhược (nhã), tiếng Phạn gọi đủ là Nhã na, tiếng Hoa là Trí, vì biết trong tất cả pháp không có trí tướng. Kinh nói: Khi xướng lên chữ Hoại thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi là tạo ra cửa trí huệ cho thế gian. Hai mươi tám, Hạt Lõa Đa Tự Môn. Tiếng Phạn là Hạt Lõa Đa, còn gọi là A Thi, theo Đại Phẩm Bát Nhã là Thi, tiếng Hoa là Nghĩa, vì biết nghĩa của tất cả pháp, không thể được. Kinh nói: Khi xướng lên chữ Hạt Lõa Đa thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi là sanh tử cảnh giới trí huệ luân (Bánh xe trí huệ đi vào cảnh giới sanh tử). Hai mươi chín, Bà Tự Môn. Bà là tiếng Phạn, gọi đủ là Bà Già, tiếng Hoa là Phá, vì biết không thể phá Hoại Tướng của tất cả pháp. Kinh nói: Khi xướng lên chữ Bà thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi là Nhất thiết trí cung điện viên mãn trang nghiêm (Cung điện trang nghiêm hoàn toàn của Nhất Thiết Trí). Ba mươi, Xa Tự Môn. Xa là tiếng Phạn, gọi đủ là Già Xa Đề, tiếng Hoa là Khứ, vì biết tất cả pháp không đi về đâu. Kinh nói: Khi xướng lên chữ Xa thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi là tu hành phương tiện tạng các biệt viên mãn (Tạng phương tiện tu hành, mỗi thứ đều viên mãn). Ba mươi mốt, Tột Ma Tự Môn. Tột ma, theo Đại Phẩm Bát Nhã là ma, tiếng Phạn là A Thấp Ma, tiếng Hoa là Thạch, vì biết các pháp vững chắc như đá kim cương, không thể hư hoại. Kinh nói: Khi xướng lên chữ Tột ma thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi là Tùy thập phương hiện kiến chư Phật (Thấy chư Phật hiện tiền tùy theo mười phương). Ba mươi hai, Ha Bà Tự Môn. Ha bà, theo Đại Phẩm Bát Nhã là Hỏa, tiếng Phạn gọi đủ là Hỏa Dạ, tiếng Hoa là Hoán Lai, vì, tuy biết tất cả pháp không có tướng âm thinh, cũng kêu gọi cái vô duyên làm cho nó có duyên. Kinh nói: Khi xướng lên chữ Ha bà thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi là quán sát tất cả chúng sanh vô duyên, bằng phương tiện nhiếp thọ, khiến cho sản sanh ra vô ngại lực. Ba mươi ba, Thả Tự Môn. Thả, theo Đại Phẩm Bát Nhã là Ta, tiếng Phạn gọi đủ là Mạt ta la, tiếng Hoa là San (khan), vì biết tất cả pháp không có tướng keo kiệt hay rộng lượng. Kinh nói: Khi xướng lên chữ Thả (ta) thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi là tu hành hướng hết vào biển công đức. Ba mươi bốn, Già Tự Môn. Già là tiếng Phạn, gọi đủ là Già Na, tiếng Hoa là Hậu, vì biết các pháp chẳng dày chẳng mỏng. Kinh nói: Khi xướng lên chữ Già thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi là hải tạng là nơi giữ tất cả pháp vân vững chắc. Sớ nói: Đó là tánh bình đẳng như mây che khắp mọi nơi. Ba mươi lăm, Trá Tự Môn. Trá, theo Đại Phẩm Bát Nhã là Tha, tiếng Phạn gọi đủ là Tha Na, tiếng Hoa là Xứ, vì biết các pháp không có nơi chốn. Kinh nói: Khi xướng lên chữ Trá thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi là tùy nguyện thấy khắp mười phương chư Phật. Ba mươi sáu, Nã tự môn. Tiếng Phạn là Nã, tiếng Hoa là Bất, vì vào các pháp thì không đi không đến. Kinh nói: Khi xướng lên chữ Nã thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi là quán sát tự luân (quán sát sự tranh cãi, không đi không ở, đi đứng nằm ngồi luôn quán tự luân). Ba mươi bảy, Ta Phả Tự Luân. Tiếng Phạn là Ta Phả, còn gọi là Phả La, theo Đại Phẩm Bát Nhã là Phả, tiếng Hoa là Quả, vì biết tất cả pháp tánh nhân, quả là không. Kinh nói: Khi xướng lên chữ Ta phả thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi là dạy dỗ chúng sanh đến chỗ rốt ráo. Sớ nói: Đó là quả báo đầy khắp. Ba mươi tám, Ta Ca Tự Môn. Tiếng Phạn là Ta Ca, lại gọi là Ca Đại, theo Đại Phẩm Bát Nhã là Ca, tiếng Hoa là Chúng, vì biết sắc, thọ, tưởng, hành, thức không thể được. Kinh nói: Khi xướng lên chữ Ta ca thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi là Quảng Đại tạng vô ngại biện quang minh luân biến chiếu (cái kho lớn chứa khả năng biện tài vô ngại như bánh xe rực rỡ chiếu sáng khắp nơi). Ba mươi chín, Dã ta tự môn. Tiếng Phạn là Dã Ta, theo Đại Phẩm Bát Nhã là Ta. Kinh nói: Khi xướng lên chữ Ta thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi là tuyên thuyết tất cả cảnh giới của Phật Pháp. Bốn mươi, Thất Giả Tự Môn. Thất Giả, theo Đại Phẩm Bát Nhã là Già. Tiếng Phạn gọi đủ là Giá la địa, tiếng Hoa là Huân, vì biết tướng của tất cả Pháp bất động. Kinh nói: Khi xướng lên chữ Thất, thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi là đối với tất cả chúng sanh giới, tiếng sấm Phật Pháp vang khắp mọi nơi. Bốn mười mốt, Tha Tự Môn. Tha, theo Đại Phẩm Bát Nhã là Trá. Tiếng Phạn là nói đủ là Đa la, tiếng Hoa là Ngạn, vì biết bờ bên này hay bờ bên kia của tất cả pháp đều không thể được. Kinh nói: Khi xướng lên chữ Tha thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi là dùng vô ngã, pháp mở bày cho chúng sanh hiểu. Bốn mươi hai, Đà Tự Môn. Đà, theo Đại Phẩm Bát Nhã là Trà, tiếng Phạn gọi đủ là Bỉ Trà, tiếng Hoa là Tất, vì biết tất cả pháp, nhất định, không thể được. Sau chữ Trà này không còn chữ nào nữa đáng nói. Kinh nói: Khi xướng lên chữ Trà thì đi vào cửa Bát Nhã Ba La Mật, gọi là tạng nhất thiết pháp luân sai biệt. Sớ nói: Đó là chứa đựng tất cả pháp luân.
Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.
Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại. Có tổng cộng 139,120 lượt nghe. Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế. Hiện đang có 1,344 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Trang Nghiêm Lượt truy cập 44,697,543