---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Nhị Thập Ngũ Hữu
----------------------------- Pháp Số Căn Bản - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● 25 Cõi. Có sinh ắt có tử, có nhân ắt có quả, nhân quả không bao giờ diệt mất, cho nên nói là “hữu”. Thế gian, một cách tổng quát, được chia làm 3 cõi (tam giới: Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới); chi tiết hơn thì chia làm 6 đường (lục đạo: Thiên, Nhân, A Tu La, Bàng-sinh, Ngạ Quỉ, và Địa Ngục); và chi tiết hơn nữa thì chia làm 25 cõi (nhị thập ngũ hữu). 25 cõi này được kể trong 5 nhóm sau đây:
A) 4 cõi ác (Tứ Ác Thú):
1. Địa Ngục
2. Ngạ Quỉ
3. Bàng-sinh
4. A Tu La
B) 4 châu của loài người (Tứ Châu Thiên Hạ):
5. Đông Thắng Thân Châu
6. Nam Thiệm Bộ Châu
7. Tây Ngưu Hóa Châu
8. Bắc Câu-lô châu
C) 6 cõi trời Dục Giới (Lục Dục Thiên):
9. Tứ Vương thiên
10. Đao Lợi thiên
11. Dạ Ma thiên
12. Đâu Suất thiên
13. Hóa Lạc thiên
14. Tha Hóa Tự Tại thiên
D) 7 cõi trời Sắc (Sắc Giới):
15. Sơ Thiền Thiên
16. Đại Phạmthiên
17. Nhị Thiền Thiên
18. Tam Thiền Thiên
19. Tứ Thiền thiên
20. Vô-tưởng thiên
21. Tịnh Cư A Na Hàm thiên
E) 4 cõi trời Vô Sắc (Vô Sắc Giới):
22. Không-xứ thiên
23. Thức-xứ thiên
24. Vô Sở Hữu Xứ thiên
25. Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ thiên
Ghi chú: Trong cõi Sắc Giới, 4 tầng trời Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, và Tứ Thiền, mỗi tầng được kể là 1 cõi (1 hữu); trong đó, đặc biệt:
a) Đại Phạm Thiên được tách riêng ra từ tầng trời Sơ Thiền để được kể là 1 cõi (1 hữu), vì trời Phạm Thiên là chủ tể của cả ba ngàn đại thiên thế giới.
b) Vô Tưởng Thiên được tách riêng ra từ tầng trời Tứ Thiền để được kể là 1 cõi (1 hữu), vì đó là nơi đặc biệt, chúng sinh không còn có tư tưởng.
c) 5 cõi trời Vô Phiền Thiên, Vô Nhiệt Thiên, Thiện Kiến Thiên, Thiện Hiện Thiên, và Sắc Cứu Cánh Thiên, được tách riêng ra từ tầng trời Tứ Thiền, kết hợp thành một nhóm gọi là Ngũ Tịnh Cư Thiên, hay Ngũ Na Hàm Thiên, để được kể là 1 cõi (1 hữu), vì đó đều là nơi cư trú của chư vị đã chứng quả A Na Hàm (tức quả Bất Hoàn, quả vị thứ ba của 4 thánh quả Thanh Văn).
Do đó mà Sắc Giới được kể có 7 hữu.
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 二十五有 (Thiên Thai Tứ Giáo Nghi)
25 hữu không ra ngoài sáu đường. Có sống có chết, nhân quả không mất, đó là ý nghĩa của hữu. Nhưng trời Phạm Vương, trời Vô tưởng và trời Ngũ Na Hàm đểu ở tại trời Tứ Thiền, các trời này còn có cách gọi khác là vì ngoại đạo cho rằng trời Vô tưởng, vì vô tâm, là Niết Bàn; trời Ngũ Na Hàm là nơi giải thoát thật sự. Đó là lý do kinh giáo của Phật gọi ba trời này là ba hữu là để bát bỏ sai lầm của ngoại đạo. (Trời Ngũ Na Hàm là trời Ngũ Tịnh Cư ở tại trời Tứ Thiền của Sắc Giới. Vì là nơi vãng sanh của bậc thánh chứng quả A Na Hàm, tức quả Bất Hoàn, nên gọi là Ngũ Na Hàm Thiên).
Một, Tứ Châu Vi Tứ Hữu. Đó là Đông, Phất Vu Đãi (Thắng), Tây, Cù Da Ni (Ngưu Hóa), Nam, Diêm Phù Đề (Thắng Kim Châu), Bắc, Uất Đơn Việt (Thắng Xứ).
Hai, Tứ Ác Thú Vi Tứ Hữu. Tu la, Ngạ Quỷ, Súc Sanh, Địa Ngục bốn hữu trong sáu đường đều do ngu si, tham dục tạo ra các ác nghiệp, nên cảm thọ vào nơi này.
Ba, Lục Dục Thiên Vi Lục Hữu. Sáu cõi trời ở Dục Giới là:
1) trời Tứ Thiên Vương;
2) trời Đao Lợi
3) trời Dạ Ma;
4) trời Đâu Suất;
5) trời Hóa lạc;
6) trời Tha Hóa Tự Tại. (Tiếng Phạn là Đao Lợi, tiếng Hoa là 33. Tiếng Phạn là Dạ Ma cũng gọi là Tu Diệm Ma, tiếng Hoa là Thiện Thời Phân. Tiếng Phạn là Đâu Suất, tiếng Hoa là Tri Túc).
Bốn, Phạm Thiên Vi Nhất Hữu. Trời Đại Phạm Vương trong Sơ Thiền Thiên là chúa của 3000 thế giới.
Năm, Vô Tưởng Thiên Vi Nhất Hữu. Trời Vô Tưởng trong Tứ Thiền Thiên. Trời này lấy vô tâm tưởng làm quả.
Sáu, Ngũ Na Hàm Thiên Vi Nhất Hữu. Na Hàm là tiếng Phạn, gọi đủ là A Na Hàm, tiếng Hoa là Bất Hoàn. Vì trời Vô Phiền, Vô Nhiệt, Thiện Kiến, Sắc Cứu Cánh, còn gọi là Ngũ Tịnh Cư Thiên, tên tuy khác nhau đều là chỗ ở của thánh nhân quả thứ ba, nên gọi chung là nhất hữu. (Quả thứ ba là quả Thinh Văn A Na Hàm).
Bảy, Tứ Thiền Thiên Vi Tứ Hữu. Sắc Giới có trời Sơ thiên, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền.
Tám, Tứ Không Xứ Thiên Vi Tứ Hữu. Vô Sắc Giới có trời Không xứ, Thức xứ, Vô Sở Hữu Xứ, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.
Nhà Nho nói nhân và nhà Phật nói từ bi. Các từ ngữ này có quan hệ với nhau ra sao?     Lòng Lành Đổi Tướng Thay Tên     Khuyên Các Bậc Tướng Soái     Có những người giả mạo tăng ni đi hoá duyên ở những chỗ công cộng, xin hỏi chúng con phải làm gì?     Khi Không Có Các Nhu Cầu – Sẽ Biết Niết Bàn Là Gì     Đại Bi Định     An Sĩ Toàn Thư – Quyển Hai – Khuyên Người Không Nên Đánh Rắn ( P.1 )     Bài Học Nhân Sinh Từ Lâu Đài Cát     Hòa Thượng Thích Chân Thường (1912-1993)     Đức Phật đưa cành hoa, ngài Ca Diếp mỉn cười?     


Hình tu sĩ:
Thông tin:

Chưa có




















Pháp Ngữ
Vui thay, chúng ta sống,
Không bệnh giữa ốm đau!
Giữa những người bệnh hoạn,
Ta sống, không ốm đau.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,923 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,011,547