---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Thập Bất Nhị Môn
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 十不二門 (Pháp Hoa Huyền Nghĩa Thích Thiêm)
Lập ra thập môn để làm gì ? Bởi vì đại sư Kinh khê khi giải thích Pháp Hoa Huyền Nghĩa, trong đó ý nghĩa của thập diệu rất là rộng sâu, bao trùm pháp tướng, học giả khó hiểu được; nên ở trong hai môn Tích và Bổn, đối với thập diệu ở trước mà lập ra thập môn này. Lại nữa, từng môn dưới đây qui kết về một niệm, làm cho người tu học, ở trong một niệm, tâm khai mở, hiểu rõ lẽ nhiệm mầu, lập nên diệu hạnh. Vì vậy nói rằng không thể không hiểu giềng mối của thập diệu, nên tóm tắt thập diệu làm thành đại thể của quán pháp. Nhưng mười môn này dùng Bất nhị để đặt tên. Bởi Kinh Pháp Hoa, tứ thời, tam giáo trở về trước, luận bàn về mười sắc, tâm riêng biệt, khác nhau, gọi đó là hai. Đến khi Kinh Pháp Hoa mở bày Tứ thời, Tam giáo, luận bàn về pháp Thiên, Quyền đều là lý chân thật tròn đầy, đã nói rõ các pháp sắc và tâm viên dung, tự tại, thu nhiếp lẫn nhau, không có gì ngoài, đều gọi là Bất nhị. Thập môn đối với thập diệu mà lập; diệu tức là không hai, không hai tức là diệu; nên thập môn này lấy Bất nhị làm mắt. Môn có nghĩa là thông suốt, vì muốn dùng sự dễ dàng của thập môn để thông hiểu được sự khó khăn của thập diệu.
(Tứ thời là Hoa Nghiêm thời, Lộc Uyển thời, Phương Đẳng Thời, Bát Nhã Thời. Tam giáo là Tạng Giáo, Thông Giáo, Biệt Giáo. Thiên, Quyền, Viên, Thật. ba giáo Tạng, Thông, Biệt là Thiên, là Quyền. Viên Giáo là Viên, là Thật).
Một, Sắc Tâm Bất Nhị Môn. Pháp có hình tướng, vật thể trở ngại mà không có tri giác, khác với tâm, nên gọi là sắc. Có tri giác mà không vật thể trở ngại, có khả năng duyên lự (suy gẫm) gọi là tâm. Trong kinh văn thường gọi là danh sắc. Tâm không thể thấy, chỉ có tên thôi, nên danh là tâm vậy. Luận Trí độ nói: Trong tất cả các pháp, chỉ có danh và sắc, không có pháp nào ra ngoài danh và sắc. Nhưng về tình mà nói thì sắc, tâm là hai pháp có khác nhau; về lý mà bàn thì tất cả pháp vốn đầy đủ trong tâm. Tức là diệu sắc, diệu tâm; tâm tức là sắc, sắc tức là tâm; ngoài tâm không sắc, ngoài sắc không tâm; tương quan tương liên, nên gọi là Bất nhị. Bất nhị này không ra ngoài một niệm, cho nên lấy cái nhiệm mầu của Tâm Pháp làm cửa.
Hai, Nội Ngoại Bất Nhị Môn. Lấy hai cảnh trong, ngoài để bàn hai quán trong, ngoài. Vì chúng sanh, chư Phật và y báo gọi là ngoại cảnh. Tâm pháp của mình gọi là nội cảnh. Đối với hai cảnh nội, ngoại này, đều dùng tam quán mà quán sát, tức gọi là hai quán nội, ngoại. Nhưng nếu bàn về thứ lớp tu quán, thì trước phải quán nội tâm; nếu luận về căn cơ thâm nhập không giống nhau, thì nên quán nội, ngoại song song; để làm hiển lộ nghĩa nhiệm mầu của nó, thì phải thấu đạt lý tương dung của nội, ngoại. Tuy là quán một cảnh mà có khả năng bao hàm tất cả, nên gọi là Bất nhị. Bất nhị này không ra ngoài một niệm, nên lấy sự nhiệm mầu của Tâm Pháp làm cửa vậy.
(Y báo là quốc độ nơi thân thể nương tựa. Tam quán là Không Quán, giả quán, trung quán. Lìa tánh, lìa tướng gọi là không; có mà không thật gọi là giả; chẳng phải không chẳng phải giả gọi là trung).
Ba, Tu Tánh Bất Nhị Môn. Tu là sửa chửa, tạo tác, tùy duyên mà làm ra mọi việc. Tánh là cái vốn có, không thay đổi, tức là lý chân như bất biến. Tánh đức chính là Tam quán. Nay nói bằng toàn tánh bắt đầu tu, thì các hành là Vô Tác; hoàn toàn tu tại tánh thì một niệm là viên thành (kết quả hoàn toàn). Cho nên tu không ngoài tánh, ngoài tánh không tu, liên hệ mật thiết với nhau, nên gọi là Bất nhị. Bất nhị này không ra ngoài một niệm, vì vậy lấy Tâm Pháp nhiệm mầu làm cửa.
Bốn, Nhân Quả Bất Nhị Môn. Nhân là từ mê mà nói, còn quả là đứng trên quá trình giác ngộ mà nói. Ban đầu từ trời, người, cuối cùng là Đẳng Giác, Bồ Tát đều gọi là nhân; chỉ đến Diệu Giác hay Phật mới gọi là quả. Bởi vì chúng sanh trong chín cõi bị Vô Minh che lấp, lý thật tướng chưa hiển lộ nên gọi là nhân; chỉ có Diệu Giác, Phật đã hoàn toàn không còn Vô Minh, lý thật tướng hoàn toàn hiển lộ, theo cơ mà ứng hiện, hóa độ không giới hạn, nên gọi là quả. Mười cõi, tuy mê, ngộ khác nhau, nhưng thật tướng trước sau chỉ có Một, nên gọi là Bất nhị. Bất nhị này không ra ngoài một niệm, cho nên vì sự nhiệm mầu của Tâm Pháp mà lấy làm cửa. (chín cõi là Bồ Tát, Duyên Giác, Thinh Văn, Thiên, Nhân, Tu la, Ngạ quả, Súc sanh, Địa ngục và Phật).
Năm, Nhiễm Tịnh Bất Nhị Môn. Dụng của Vô Minh là lây nhiễm. Dụng của pháp tánh là trong sạch. Thể của Vô Minh và pháp tánh vốn không hai, nhưng dụng thì có khác. Mê thì toàn pháp tánh trở thành Vô Minh. Dụng của Vô Minh khi khởi lên do tâm ràng buộc tạo tác, biến đổi các pháp; niệm niệm liên tục vướng mắc, nên gọi là nhiễm. Ngộ thì toàn thể Vô Minh trở thành pháp tánh. Dụng của pháp tánh khởi lên do xa lìa tâm chướng ngại, ứng phó với các duyên; niệm niệm liên tục rời bỏ, nên gọi là tịnh. Nhưng khi tâm bị ràng buộc, ô nhiễm mà lý mầu nhiệm vốn có đầy đủ, so với tịnh không khác, nên gọi là bất nhị. Bất nhị này không ra ngoài một niệm; vì vậy, lấy sự mầu nhiệm của Tâm Pháp làm cửa.
(Tâm ràng buộc là tâm thức của chúng sanh bị hoặc nghiệp trói buộc. Xa lìa tâm chướng ngại là tâm tưởng của Phật hoàn toàn dứt sạch hoặc nghiệp, đâu còn chướng ngại gì nữa).
Sáu, Y Chánh Bất Nhị Môn. Y là nơi được nương tựa, tức xứ sở đang ở. Chánh là kẻ đang nhận quả báo của mình, tức là thân thể đang nương tựa một nơi nào đó; như Phật thị hiện ba cõi nước ở dưới, gọi là y báo; thị hiện ba giáo chủ và thân trong chín cõi ở trên gọi là chánh báo. Kinh Pháp Hoa chỉ rõ ba cõi, tức là Tịch quang, chín giới đều là viên Phật (Pháp Thân). Tịnh quang là cõi sở y, viên Phật là thân năng y. Vì Tịch quang, viên Phật về lý vốn không hai, nên có thể nói trong y có chánh, trong chánh có y. Quả đã là y, chánh, không hai, nhân cũng như thế, do lý giống nhau vậy, nên phải biết, chư Phật và chúng sanh, thể và dụng không hai. Lý không hai này không ra ngoài một niệm, vì vậy, lấy sự mầu nhiệm của Tâm Pháp làm cửa. (ba cõi ở dưới là Cõi Đồng Cư, Cõi Phương Tiện, Cõi Thật Báo, Đối Với Cõi Thường Tịch Quang ở trên, nên ba cõi ấy gọi là dưới).
Bảy, Tự Tha Bất Nhị Môn. Tự tức là tự mình. Tha tức là căn cơ của người khác. Đây chính là Tam pháp luận; Phật, Pháp, chúng sanh đều gọi là tha (cái khác, người khác); chỉ có Tâm Pháp là tự (ta). Vì do mười giới đầy đủ hỗ tương thì tâm, Phật và chúng sanh, mỗi thứ đều có thể sanh ra Phật. Nếu tâm mình sanh ra Phật thì hiển nhiên rồi, với Phật do tâm người khác sanh ra như nhau, đều là khả năng thay đổi tự nhiên; chỉ khi tâm của những chúng sanh khác sanh ra Phật, đó là được thay đổi. Cho nên nói rằng người khác sanh ra Phật khác còn đồng với tâm, huống nữa là tâm ta sanh ra Phật, lại trái với Nhất Niệm sao ? Đã đồng một niệm thì ta và kia đâu có khác; nên gọi là Bất nhị. Bất nhị này không ra ngoài một niệm, nên lấy sự nhiệm mầu của Tâm Pháp làm cửa.
Tám, Tam Nghiệp Bất Nhị Môn. Tam nghiệp là sau khi Như Lai chứng quả rồi giáo hóa chúng sanh thanh tịnh các nghiệp thân, miệng, ý. Vì thân thể đang ổn định hòa hợp, miệng đang thuyết pháp, ý đang xem xét căn cơ, còn phải biết rằng thân chẳng phải là thân, nói chẳng phải là nói. Thân, miệng bình đẳng cùng với ý luân. Tâm, sắc như Một, nên gọi là Bất nhị. Bất nhị này không ra ngoài một niệm, vì vậy lấy sự nhiệm mầu của Tâm Pháp làm cửa.
(Thân, khẩu, ý luân là vì luân: Bánh xa có công dụng nghiền nát, dụ cho Phật quan sát căn cơ hiện thân thuyết pháp, có thể nghiền nát hoặc nghiệp của chúng sanh, nên gọi là luân. Tâm, sắc như một là tâm tức ý, sắc tức thân, miệng. Vì ba nghiệp thân, miệng ý đều cùng một tánh không khác nhau).
Chín, Quyền Thật Bất Nhị Môn. Quyền là mưu kế để đối phó với hoàn cảnh bất thường, tức là chín giới, bảy phương tiện. Thật là chân thật, tức cõi Phật, pháp viên thừa. Bởi từ Pháp Hoa về trước, bốn thời Quyền, Thật chưa từng hòa hợp, đến thời Pháp Hoa mở ra thì chín giới, bảy phương tiện tức là chân thật viên thừa Phật giới. Thật tức Quyền, Quyền tức Thật. Thật không ngoài Quyền, Quyền không ngoài Thật đều gọi là nhiệm mầu, bí mật, nên gọi là Bất nhị. Bất nhị này không ra ngoài một niệm. Vì vậy, lấy sự nhiệm mầu của Tâm Pháp làm cửa.
(bảy phương tiện là phương là pháp; tiện là tiện nghi. Vì hai giáo Nhị Thừa Tạng, Thông là bốn và ba giáo Tạng, Thông, Biệt Bồ Tát công lại là bảy, do cùng tu theo đường lối phương tiện).
Mười, Thọ Nhuận Bất Nhị Môn. Thọ nhuận là từ dụ mà đặt tên. Thọ tức là lãnh nạp, dùng ba cỏ, ba cây dụ bảy phương tiện chúng sanh có thể lãnh nạp. Nhuận tức thấm nhuần. Vì bốn thời ba giáo trước của Như Lai, như mây gặp lạnh kết thành mưa, nên cây, cỏ được thấm nhuần. Pháp Hoa trình bày trước bốn thời, ba giáo là pháp viên mãn. bảy phương tiện chúng sanh đều mong được thọ ký thành Phật; giống như ba cỏ hai cây đều sống trên một mảnh đất, được thấm nhuần một trận mưa, không hề sai khác, nên gọi là Bất nhị. Bất nhị này không ra ngoài một niệm, nên lấy sự mầu nhiệm của Tâm Pháp làm cửa.
(Ba cỏ hai cây dụ cho bảy phương tiện là hạ thảo dụ cho người, trời; trung thảo dụ cho Thinh Văn, Duyên Giác; thượng thảo dụ cho Tạng Giáo Bồ Tát. Tiểu thọ dụ cho Thông Giáo Bồ Tát; đại thọ dụ cho Biệt Giáo Bồ Tát. Bảy Phương tiện này, do đối với hạ thảo, nên lấy trời, người hợp với bậc Nhị Thừa Tạng, Thông. Đối pháp Quyền, Thật không đề cập đến trời, người).
KỶ LUẬT Ở ĐÂU!?     Thái thú Khổng Dung khéo xử việc     Làm thế nào để người ta tin luật nhân quả trong ba đời ?     Nghi niệm Phật giống như đánh trống bằng miệng, làm sao giải thích?     Năm xưa nghèo?     Báo Cáo V/v Ấn Tống Kinh-Sách­ tháng 09/2016     Có Cách Nào Để Không Sử Dụng Phần Mềm Lậu?     Quán Xác Chết Hư Hoại     Cá Chay Chiên & Gỏi Rucola     Canh Rong Biển Nấu Hạt Sen     


Hình tu sĩ:
Thông tin:

Chưa có




















Pháp Ngữ
Ðừng làm thiên hạ chau mày,
Thì thiên hạ chẳng có ai căm hờn.
Mầy hại người, tưởng mầy hơn,
Người ta hại lại, mầy còn nói chi?


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,923 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,016,102