---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Ngũ Thời Giáo
----------------------------- Pháp Số Căn Bản - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Năm Thời Thuyết Giáo. Năm thời thuyết giáo không phải là một chương trình bố giáo của Đức Phật do chính Ngài vạch ra sau khi thành đạo. Thực tế thì trong suốt cuộc đời giáo hóa, Đức Phật chỉ sử dụng cách thức “quán cơ và đối cơ thuyết pháp”. Năm thời thuyết giáo chỉ là một cách xét đoán, một cách hệ thống hóa của truyền thống Phật giáo Trung Hoa về công trình bố giáo của Đức Phật trong suốt cuộc đời hoằng hóa. Có ít ra là 4 thuyết về “Ngũ Thời Giáo” trong truyền thống Phật giáo Trung Quốc, là các thuyết của Tuệ Quán (đời Lưu-Tống), Lưu Cầu (đời Nam-Tề), Trí Khải (đời Tùy) và Pháp Bảo (đời Đường), trong đó, thuyết của đại sư Trí Khải (được trình bày sau đây) là được phổ biến thịnh hành nhất. Thánh điển mà đức Thích Tôn đã giảng nói trong suốt cuộc đời hóa độ, đại sư đã theo thuận tự thời gian mà phân định làm năm thời kì như sau:
1. Thời Hoa Nghiêm: chỉ cho khoảng thời gian 21 ngày đầu tiên sau ngày thành đạo, ngay tại Bồ Đề đạo tràng, Đức Phật nói kinh Hoa Nghiêm, nội dung cao sâu huyền diệu, thính chúng gồm toàn chư vị đại Bồ Tát. Kinh Hoa Nghiêm gồm có hai phần rõ rệt: phần đầu và phần sau. Phần đầu là phần Phật nói trong thời Hoa-nghiêm này. Đó là trí tuệ Phật, là cảnh giới nội chứng mà đức Thích Tôn vừa thành tựu viên mãn, liền đem giảng nói ngay. Bởi vậy trong thời pháp này chưa có thính chúng thuộc hàng Thanh Văn, mà chỉ toàn là hàng Bồ Tát pháp thân. Về sau, tại rừng Thệ-đa (tức vườn Cấp-cô-độc, thành Xá Vệ), Đức Phật nói phần sau của kinh Hoa Nghiêm (tức phẩm “Nhập Pháp Giới”), mới có chúng Thanh Văn tham dự. Với đặc điểm như vừa nói, thời Hoa-nghiêm cũng được gọi là thời “Nhật chiếu cao sơn” (mặt trời mới lên, soi sáng những ngọn núi cao trước nhất). Thời Hoa-nghiêm cũng là thời pháp mà Đức Phật muốn thử nghiệm xem giáo pháp của Ngài có thích hợp với căn cơ chúng sinh hay không, cho nên cũng được gọi là thời “Nghĩ nghi”. Trong kinh điển Đức Phật thường đem năm vị của sữa để ví dụ cho tính chất cao thấp của các pháp môn. Đại sư Trí Khải cũng áp dụng, đem năm vị sữa ấy mà ví dụ cho thuận tự của năm thời giáo; theo đó, thời Hoa-nghiêm được ví như “nhũ vị” (vị sữa tươi nguyên chất mới vừa được vắt ra khỏi thân con bò).
2. Thời Lộc Uyển: chỉ cho khoảng thời gian 12 năm sau ngày thành đạo. Trong suốt khoảng thời gian này, Đức Phật đã du hóa khắp trên 16 nước lớn (của Ấn Độ lúc bấy giờ), nói bốn bộ kinh A Hàm là loại giáo pháp Tiểu Thừa, hóa độ cho chúng sinh căn cơ yếu kém. Khởi đầu cho thời kì này là bài pháp Tứ Đế Phật nói đầu tiên tại vườn Lộc Uyển, cho nên gọi là thời Lộc Uyển. Kinh điển chính yếu Phật nói trong thời kì này là bốn bộ A Hàm, cho nên cũng được gọi là thời A Hàm. Giáo pháp trong thời kì này chỉ dành cho người có căn cơ thấp kém, giống như mặt trời đã lên hơi cao, soi sáng tới những hang tối nơi sườn núi, cho nên cũng được gọi là thời “Nhật chiếu u cốc”. Về ý nghĩa giáo hóa, Đức Phật chọn những người căn cơ thấp kém làm đối tượng giáo hóa, để từ đó dần dần hướng dẫn họ tiến lên đạo Nhất-thừa, cho nên thời kì này cũng được gọi là thời “Dụ dẫn”. Về thuận tự giáo hóa, thời Lộc Uyển này được ví như “lạc vị” (vị sữa đặc được chế biến từ sữa tươi).
3. Thời Phương Đẳng: chỉ cho khoảng thời gian 8 năm sau thời Lộc Uyển. Trong thời kì này Phật nói các kinh điển Đại Thừa như Duy Ma Cật, Thắng Man, Tư Ích v. v..., được coi như buổi đầu của con đường hoằng dương giáo pháp Đại Thừa, cho nên gọi là thời Phương-đẳng. Nội dung của giáo pháp trong thời kì này nhằm đả phá những kiến chấp thiên lệch, những quả vị chứng đắc thấp kém ở thời Lộc Uyển trước; đồng thời đề cao giáo pháp cao sâu mầu nhiệm Đại Thừa, nhằm khai mở trí tuệ lớn cho hàng Tiểu Thừa, khuyến khích họ từ bỏ cái địa vị thấp kém để tiến lên đạo quả cao thượng. Vì vậy, thời kì này cũng được gọi là “Đàn ha thời” (trách cứ Tiểu Thừa). Thời kì này cũng giống như mặt trời đã lên khá cao, chiếu sáng tới những nơi đất bằng, cho nên được gọi là thời “Nhật Chiếu Bình Địa”. Về thuận tự giáo hóa, thời kì này được ví như “sinh tô vị” (vị kem được chế biến từ sữa đặc).
4. Thời Bát Nhã: chỉ cho khoảng thời gian 22 năm sau thời Phương-đẳng. Trong thời kì này Đức Phật nói kinh hệ Bát Nhã, xiển dương giáo nghĩa vạn pháp đều không, nhằm đào thải các tư tưởng thiên chấp, phân biệt về Đại Thừa, Tiểu Thừa; dung hợp Tiểu Thừa và Đại Thừa thành “một vị”, cho nên cũng được gọi là “Đào-thải thời”. Thời Bát Nhã này giống như lúc mặt trời ở vào giờ Tị (10 giờ trưa), cho nên cũng được tông Thiên Thai gọi là “Ngung Trung Thời”; và đối với thuận tự giáo hóa, nó được ví như “thục tô vị” (vị bơ được chế biến từ kem).
5. Thời Pháp Hoa Niết Bàn: chỉ cho khoảng thời gian 8 năm sau thời Bát Nhã và trước giờ phút Phật nhập diệt. Giáo pháp Phật nói trong thời kì này thuộc loại liễu nghĩa thượng thừa, khiến cho người nghe có được năng lực tiến đến cảnh giới tối cao, chứng nhập tri kiến Phật; đó là giáo pháp Nhất-thừa, giáo pháp tuyệt đỉnh, giống như mặt trời ở vào giờ Ngọ (giữa trưa), cho nên cũng được gọi là thời “Nhật Luân Đương Ngọ”. Về thuận tự giáo hóa, thời kì này được ví như “đề hồ vị” (vị phó-mát được chế biến từ bơ, ngon nhất, bổ nhất trong năm vị của sữa).
Năm thời kì thuyết giáo như trên, cộng lại cả thảy là 50 năm. Đó là chiếu theo thuyết cũ về niên đại của Đức Phật: 19 tuổi xuất gia, 30 tuổi thành đạo, 80 tuổi nhập diệt; theo đó, thời gian giáo hóa độ sinh của Phật là 50 năm.
Học Làm Người     Chữ nhẫn trong vô sanh pháp nhẫn là gì?     “Duy Tuệ Thị Nghiệp” Có Ý Nghĩa Gì Và Xuất Xứ Từ Đâu     Quan Ngự Sử Họ Giả     Nhẫn Được Mình An Vui     Làm sao cho đứa con hướng về Tam bảo và sự cầu nguyện hồi hướng có tác dụng lợi ích hay không?     Báo Cáo V/v Ấn Tống Kinh Sách­ Năm 2020     Phật Tiếp Khách     Tự Che Bằng Dù Của Mình     Kinh Nghiệm Về Niết Bàn     




















































Pháp Ngữ
Điều mình thọ lĩnh được rồi
Chớ nên coi rẻ, buông lời khinh khi,
Người ta thọ lĩnh được chi
Chớ thèm, chớ muốn thứ gì của ai,
Tỳ Kheo ganh tỵ người ngoài
Khó mà an trú cho nơi tâm mình
Bao điều thiền định tốt lành.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,607,325